Một tuyến phố của thành phố Hòa Bình hôm nay.

Một tuyến phố của thành phố Hòa Bình hôm nay.

(HBĐT) - Những năm trước Cách mạng tháng Tám, thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình) chỉ như một thị tứ nhỏ bên sông Đà. Cả thị xã chỉ có chợ Phương Lâm là sôi động hơn cả. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, thị xã Hòa Bình chuyển mình trở thành thành phố cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội. Từ con sông Đà hung dữ đã biến thành dòng điện cung cấp khắp cả nước.

 

Hồi ức những năm gian khó

 

Theo Kinh lược sứ Bắc Kỳ, thị xã Hòa Bình được thành lập ngày 5/9/1896, sau khi sở lỵ tỉnh Mường ở chợ Bờ bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích thắng lợi. Khi đó, trung tâm tỉnh lỵ được chuyển về xóm Đúng thuộc xã Hoà Bình (nay thuộc phường Tân Thịnh), từ đó lấy tên là thị xã Hoà Bình. Thị xã chỉ rộng khoảng 10 km2 nằm ven bờ sông Đà, dân số khoảng 6.000 người. Theo cụ Nguyễn Thị Rạp, năm nay 94 tuổi ở tổ 6, phố Ngọc, xã Trung Minh: Hồi đó, nhân dân thị xã Hòa Bình vô cùng cực khổ. Thực dân Pháp dùng mọi cách để bóc lột, cai trị. Cả tỉnh chúng chỉ mở một trường tiểu học, chủ yếu là con em lang đạo và quan lại. Nhân dân sống bằng làm ruộng và đánh bắt cá. Ngoài khu trung tâm, ở các khu khác toàn lau lách, đầm lầy và có đến 95% người dân lao động mù chữ. Bệnh viện, hệ thống điện, nước chỉ để phục vụ cho bộ máy cai trị. Dù là thị xã nhỏ bé nhưng thực dân Pháp và tay sai cho mở đến 8 đại lý buôn bán thuốc phiện, 8 trạm gái điếm và 50 điểm hút sách. Thêm vào đó là sưu cao, thuế nặng, phu dịch liên miên khiến cho người dân hết sức cơ cực, lầm than. Khi ấy, cả thị xã hầu như chỉ có những ngôi nhà tranh, vách đất siêu vẹo.

 

Trong áp bức, lầm than, phong trào cách mạng như một ngọn đuốc bừng sáng nhen nhóm tinh thần đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Trong khí thế đó, chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã Hoà Bình ra đời ở phố Đồng Nhân (nay thuộc phường Phương Lâm). Chi bộ Đảng thị xã đã phối hợp với chi bộ Đảng nhà tù Hoà Bình tập hợp, lãnh đạo quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 24/8/1945 góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của cả nước. Nhớ lại thời điểm sục sôi khí thế cách mạng đó, cụ Rạp bồi hồi như đang hoà cùng dòng chảy lịch sử, cùng quần chúng nhân dân lao động phất cao cờ hồng giành lại quyền làm chủ cho những người dân lao động bị áp bức...

 

 

Vươn mình đứng dậy

 

Kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thị xã Hoà Bình đã không ngừng đổi thay, từ một thị xã nhỏ bé nay đã trở thành một thành phố trẻ như vóc dáng của một chàng trai tràn đầy sức sống. Công trình thuỷ điện mang tầm vóc thế kỷ đang từng ngày góp sức cho sự phồn thịnh của đất nước. Từ chợ Phương Lâm đìu hiu khi xưa đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất. Đến nay, cả thành phố có 9 chợ, 3 siêu thị, hơn 1.200 hộ cá thể sản xuất TTCN và kinh doanh, dịch vụ với hơn 2.500 lao động. Trong KCN bờ trái sông Đà và trên địa bàn các phường, xã có 45 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hơn 2.100 lao động. Thành phố Hoà Bình đang trên đường phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ vững ở mức trên 14%, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội ngày càng tiến bộ, chính sách xã hội được quan tâm. ANCT - TTATXH được giữ vững, ổn định. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%. Bước đầu thành phố xây dựng được nếp sống văn minh đô thị gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng đã đáp ứng yêu cầu với 100%  trạm y tế ở xã, phường có bác sỹ. Nhiệm vụ QP -AN thường xuyên được tăng cường, đảm bảo đã góp phần giữ vững ổn định ANCT - TTATXH tạo tiền đề quan trọng để phát triển KT -XH. Với những kết quả đã đạt được, thành phố Hoà Bình đang tự tin phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục