Mô hình ủ rơm, rạ thành phân hữu cơ do Sở KH&CN  tổ chức tại xã Kim Bình (Kim Bôi) giúp người dân tận dụng nguồn phân hữu cơ tại chỗ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Mô hình ủ rơm, rạ thành phân hữu cơ do Sở KH&CN tổ chức tại xã Kim Bình (Kim Bôi) giúp người dân tận dụng nguồn phân hữu cơ tại chỗ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Hiện nay, dân số huyện Kim Bôi có trên 116.000 người, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 21,15%, số người trong độ tuổi lao động trên 75.000 người, chiếm 64,5% dân số.

 

Đồng chí  Vũ Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Trong những năm qua, huyện đã xác định vai trò quan trọng của việc đào tạo nghề với sự phát triển KT-XH. Trong đó, quan tâm lớn đến thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, tạo việc làm chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Từ huyện đến xã, thị trấn đã thành lập được Ban chỉ đạo 1956. Huyện thành lập Trung tâm dạy nghề với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tạm ổn định. Từ nguồn ngân sách huyện đã đầu tư 2,5 tỷ đồng mua trang thiết bị dạy và học. Trong giai đoạn 2010-2014, huyện đã mở 35 lớp đào tạo nghề cho 1.045 học viên. Số lao động có việc làm sau học nghề đạt 90% trở lên, trong đó, lao động được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuyển dụng đạt 60%, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm 20% và tự tạo việc làm 10%. Thu nhập bình quân mỗi lao động đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng. Ban chỉ đạo của huyện đã lựa chọn một số nghề phi nông nghiệp mang tính đặc thù như: may túi xách hàng siêu thị và làm chổi chít xuất khẩu. Những nghề này phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, tranh thủ lúc nông nhàn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động nhất là lao động nữ.  

Tuy nhiên, thực trạng lao động nông thôn của huyện Kim Bôi hiện nay phần lớn trình độ hạn chế, quen với sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, chỉ tham gia học và làm nghề khi mùa vụ nhàn rỗi. Vì vậy việc lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, điều kiện của người lao động để sau khi học nghề lao động có việc làm, thu nhập ổn định là khó khăn lớn nhất của huyện. Do điều kiện thực tế công nghiệp chưa phát triển, ít nhà máy, xí nghiệp nên các  nghề cơ khí, kỹ thuật khi học xong không có việc làm. Các nghề truyền thốõng hầu như không có, nguồn nguyên liệu khan hiếm... Một số nghề có khả năng mang lại thu nhập cao, ổn định cho người lao động như may túi xách hàng siêu thị, làm chổi chít xuất khẩu... không thể phát triển thành thế mạnh bởi nguồn nguyên liệu ít, thiếu nguồn hàng, các cơ sở không đủ năng lực mở rộng sản xuất... nên không thu hút được nhiều lao động. Kinh phí chi cho công tác dạy nghề hàng năm eo hẹp do chủ yếu dựa vào ngân sách hỗ trợ của Trung ương nên tỷ lệ huy động người học nghề hàng năm còn ít so với nhu cầu người dân. Trung tâm dạy nghề của huyện thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đưa vào khai thác, sử dụng, giáo viên cơ hữu còn thiếu...  

Theo đồng chí Vũ Ngọc Quang, trong thời gian tới, huyện Kim Bôi tiếp tục tuyên truyền mục đích học nghề, tiến hành điều tra tổng hợp nhu cầu học nghề tại các xã, thị trấn. Xác định lựa chọn những nghề phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu của người lao động, đảm bảo tính hiệu quả sau học nghề. Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo 1956 với các cấp, thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các xã, thị trấn, đặc biệt với các lớp dạy nghề ở thôn, bản. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực về tư vấn, quản lý công tác dạy nghề cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Đảm bảo đầy đủ chế độ ưu đãi với người học nghề, tổ chức ký kết về chất lượng, hiệu quả đào tạo của 4 bên: chính quyền địa phương, cơ sở dạy nghề, người học nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh trước khi mở các lớp dạy nghề.                 

 

                                                                            Việt Lâm     

 

 

Các tin khác

Nhằm thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, UB MTTQ  huyện Lạc Sơn chỉ đạo các xã làm điểm thực hiện tiêu chí môi trường.  Ảnh: Nhân dân thôn Cả, xã Liên Vũ phát quang đường làng, ngõ xóm.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư và Hội Nhà báo Việt Nam thăm gian báo Hà Nội Mới.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh với các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy tặng quà của Tỉnh ủy, UBND, HĐND, MTTQ tỉnh cho Mẹ Việt Nam anh hùng Đào Thị Đan.

Triển khai phong trào thi đua "CCB gương mẫu" năm 2015

(HBĐT) - Ngày 10/2, Hội CCB Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.

Biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2014

(HBĐT) - Ngày 10/2, Hội LHPN huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2014, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua - khen thưởng giai đoạn 2015-2020. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, huyện Yên Thủy.

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết gia đình và các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ

(HBĐT) - Trong 2 ngày mồng 6 và 9/2, các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thăm và chúc Tết gia đình các đồng chí cố Bí thư Tỉnh ủy Vũ Thơ, Lê Minh Đạm, Nguyễn Nhiêu Cốc và các đồng chí: Hoàng Văn Hon, Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Hậu, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh nhân dịp xuân Ất Mùi 2015.

Kỳ Sơn, Yên Thủy phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2015

(HBÐT) - Ngày 10/2, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức tổng kết công tác thi đua - khen thưởng (TĐ-KT) năm 2014, triển khai phong trào thi đua yêu nước năm 2015. Tới dự có đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Thi đua khen thưởng tỉnh.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ và viếng Nghĩa trang liệt sỹ chiến dịch Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 10/2, nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và chào đón xuân Ất Mùi 2015, các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng Ban thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành phố Hòa Bình và Công ty Thủy điện Hòa Bình đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ và viếng Nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hòa Bình.

Khánh thành công trình phát thanh FM và phát sóng truyền hình Đài PT-TH tỉnh

(HBĐT) - Sáng 9/2, các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã dự lễ khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình máy phát thanh FM, máy phát sóng truyền hình và thiết bị truyền dẫn phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH tỉnh đặt tại xã Thu Phong, huyện Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục