Chi nhánh Công ty CP Thương mại và đầu tư Nguyên liệu mới (KCN Mông Hoá)

 giải quyết việc làm cho 81 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Chi nhánh Công ty CP Thương mại và đầu tư Nguyên liệu mới (KCN Mông Hoá) giải quyết việc làm cho 81 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Hải Nam, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn khẳng định: Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, huyện Kỳ Sơn đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện mở được nhiều lớp chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyển dụng lao động cho các đơn vị, dn trên địa bàn. Từ đó tác động tích cực đến công tác giải quyết việc làm trên địa bàn.

 

Theo thống kê, năm 2015, huyện có lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế gần 16.123 người. Lao động trong độ tuổi là 25.566 người, chiếm khoảng 74% dân số. Lực lượng lao động trẻ và tập trung nhiều hơn ở khu vực nông thôn. Hiện tại, cơ cấu lao động nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 65,8%; công nghiệp - xây dựng 16,4%; thương mại - dịch vụ 17,8%. Tổng số lao động qua đào tạo nghề là 35%. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Mông Hoá với 6 doanh nghiệp đăng ký hoạt động và nhiều xưởng sản xuất chổi chít giải quyết việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Trong đó có một số doanh nghiệp đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động như: Công ty TNHH Toàn Cầu, Chi nhánh Công ty CPTM&ĐT Nguyên liệu mới…

 

Năm 2015, Nghị quyết HĐND huyện giao giải quyết việc làm cho 1.200 lao động. Để thực hiện chỉ tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã giao chỉ tiêu giảm nghèo và tạo việc làm cho các xã, thị trấn. Huyện cũng khuyến khích đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, để kết nối các đơn vị, doanh nghiệp với người lao động, năm nay, huyện tiếp tục duy trì mở các sàn giao dịch, hội nghị tư vấn việc làm và dạy nghề tại các cụm xã. Trong đó sẽ mời các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng đến tư vấn, gặp gỡ trực tiếp với người lao động. Theo báo cáo sơ bộ của Phòng LĐ-TB&XH, trong quý I, tổng số lao động được tạo việc làm của huyện là 320 người. Qua khảo sát, số lao động tập trung ở một số nghề như chổi chít, dịch vụ với thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Đinh Hải Nam, hiện nay, công tác tạo việc làm của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động không hiệu quả do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay hoạt động cầm chừng và không mở rộng quy mô sản xuất nên việc thu hút lao động còn kém. Nếu xét về số lượng, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy nhiều nhưng phần lớn là kinh doanh trong lĩnh vực nông sản như thu mua ngô, khoai, sắn chưa giải quyết việc làm được nhiều lao động. Công tác tư vấn dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện chưa hiệu quả. Việc mở các lớp dạy nghề thiếu kinh phí, chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn kinh phí ở T.ư cấp. Ngân sách huyện chưa bố trí được kinh phí cho công tác dạy nghề. Bên cạnh đó, ý thức tìm việc làm của một bộ phận người dân nông thôn còn hạn chế, trong khi tiềm năng lao động của chính gia đình họ rất dồi dào. Việc chuyển đổi cơ cấu KT-XH của huyện chưa mạnh, nhất là thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và hình thành khu trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội nên giải quyết việc làm tại chỗ còn hạn chế.

 

Trong thời gian tới, để thực hiện chỉ tiêu việc làm đề ra, huyện Kỳ Sơn tập trung vào các giải pháp như: Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH, đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tạo việc làm mới cho người lao động. Quan tâm mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh các hoạt động mở phiên giao dịch việc làm, tư vấn dạy nghề và việc làm đến tận các xã để người lao động được tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Quan tâm đến đối tượng thanh niên thuộc hộ nghèo, lao động di dời, giải toả ở khu công nghiệp.

 

Đối với lao động ở ngành nông nghiệp, tập trung đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật để có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó tập trung vào phát triển nghề cá, trồng hoa, cây cảnh. Cùng với đó huyện có chủ trương nâng cao năng lực quản lý  Nhà nước về đào tạo nghề ở các cấp, chú trọng hình thức đào tạo nghề theo dự án, đơn đặt hàng, nghề truyền thống, nghề người lao động nông thôn dễ tiếp cận. Gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ để người lao động phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

 

                                                                                       

 

                                                                               Hương Lan

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục