Phần mộ các liệt sỹ tỉnh ta tại nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn vẫn thường xuyên có các đoàn cán bộ, nhân dân trong tỉnh đến viếng thăm, tưởng nhớ các anh.

Phần mộ các liệt sỹ tỉnh ta tại nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn vẫn thường xuyên có các đoàn cán bộ, nhân dân trong tỉnh đến viếng thăm, tưởng nhớ các anh.

(HBĐT) - “Tháng 7 sẽ nhiều hơn các đoàn đến thăm/Về nghĩa trang Trường Sơn, Cổ thành Quảng Trị/Thắp nén hương thơm viếng các anh hùng liệt sỹ/ Gạt nước mắt vào trong để nhìn kỹ những dòng tên”. Những vần thơ da diết tôi đọc được hôm nào khi đến viếng nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn lại ùa về trong ký ức vào những ngày tháng 7 như lời nhắc nhở hãy nhớ, hãy trân trọng những mất mát, hy sinh của thế hệ cha anh đi trước vì cuộc sống bình yên hôm nay.

 

Ở đó cũng có những người con Hòa Bình vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ thân thương để rồi không ít cán bộ, nhân dân trong tỉnh có chung ước nguyện được một lần đến thăm, tự tay thắp nén hương thơm dâng lên đài tượng niệm và trên từng phần mộ liệt sỹ bày tỏ lòng tri ân.

 

Tôi may mắn được đôi lần đến viếng nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và lần gần đây nhất đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhìn từng đoàn người nối dài càng hiểu rõ đây không chỉ là nơi an nghỉ của các liệt sỹ mà còn là địa chỉ đỏ giáo dục lòng yêu nước, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

 

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn nằm trên khu đồi Bến Tắt, cạnh QL 15 thuộc địa phận xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Đây là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các chiến sỹ trong cả nước đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cũng như các tỉnh, thành phố, đây là nơi an nghỉ đời đời của 84 liệt sỹ tỉnh ta. Các anh là người con của những miền quê Mãn Đức, Địch Giáo, Phú Vinh (Tân Lạc), Đa Phúc (Yên Thủy), Thanh Nông (Lạc Thủy), Yên Phú, Ngọc Lâu, Thượng Cốc, Quý Hoà, Ân Nghĩa (Lạc Sơn), Yên Lập, Tây Phong, Đông Phong (Cao Phong), Thượng Bì (Kim Bôi), Cao Sơn (Đà Bắc), Lâm Sơn, Cư Yên, Tân Thành (Lương Sơn), Nà Mèo, Bao La (Mai Châu)...

 

Có một điều lạ, đứng giữa bạt ngàn bia mộ, giữa um tùm của rừng cây vừa qua một trận mưa rừng còn rì rào tiếng gió, nhì nhằng sấm chớp nhưng chúng tôi không cảm thấy lạnh lẽo, run sợ mà tất cả đọng lại là niềm nghẹn ngào, cảm phục, sự biết ơn vô hạn với những người đã cống hiến xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Ở đó, chúng tôi đã nhìn nhận rõ hơn một lẽ sống giữa “vùng đất chết”. Và cũng có một điều đặc biệt, nơi này, từng người quản trang, nhất là không ít em nhỏ sống quanh vùng ngày ngày vẫn ghé thăm các liệt sỹ để rồi họ đã trở thành những “hướng dẫn viên” nắm tường tận khu vực mộ của từng tỉnh, thành phố và biết rõ những dòng tên, sẵn sàng chỉ dẫn mỗi khi có khách hỏi thăm. Việc làm ân tình đó không chỉ khiến ấm lòng người viếng mộ mà chắc hẳn đã sưởi ấm người nằm xuống, giúp các anh không cô đơn khi xa quê mẹ.

 

Trong lần viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn vừa qua, tôi đã gặp ông Nguyễn Anh ở TP Hòa Bình. Tay run run cắm nén hương lên từng phần mộ liệt sỹ của tỉnh, ông xúc động chia sẻ: Có đến nơi này mới hiểu rõ hơn những mất mát, hy sinh của dân tộc, cũng vì thế mà càng tự hào về tình yêu nước của người dân Việt Nam. Tôi cùng gia đình, bạn bè đến đây thắp nén hương tri ân các anh hùng liệt sỹ và những mong lấy đây là trường học thực tiễn để dăn dạy con cháu sống sao cho thật ý nghĩa.

 

Được biết, trong nhiều năm qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm đến công tác “đền ơn, đáp nghĩa” thông qua việc đẩy mạnh chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng cũng như đầu tư xây dựng, tu sửa các nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm liệt sỹ, trong đó có khu vực mộ các liệt sỹ của tỉnh ở nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn. Theo đó, tỉnh đã dành kinh phí xây dựng đài tưởng niệm quy mô, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và luôn quan tâm chăm sóc, tu sửa phần mộ của các anh. Hàng năm, vào mỗi dịp lễ, tết, nhất là trong dịp kỷ niệm Ngày thương binh - liệt sỹ, từ tỉnh đến các huyện, thành phố thường tổ chức đoàn vào viếng nghĩa trang. Không những thế nơi này luôn đón nhận những đoàn khách của tỉnh đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh.

 

Chính vì thế, tuy xa quê hương Hòa Bình nhưng các anh không cô đơn vì ở đó không chỉ có hàng nghìn, hàng nghìn đồng đội cùng yên nghỉ mà các anh luôn nhận được sự quan tâm, tình cảm sâu nặng của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong tỉnh cũng như nơi sở tại.

 

                                                                             Bình Giang

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục