Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn tìm hiểu tình hình sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động SX-KD trên địa bàn. Ảnh: PV
(HBĐT) - Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 trong bối cảnh nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể, sự cố gắng của nhân dân, huyện Kỳ Sơn đã đạt được nhiều thành tựu KT-XH. Đó là nền tảng quan trọng để huyện xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, TUV, Bí thư Huyện ủy về vấn đề này.
PV: Xin đồng chí Bí thư Huyện ủy khái quát những thành tựu nổi bật trong thực hiện Nghị quyết ĐHĐB huyện Kỳ Sơn lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015?
Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: 5 năm qua, trước những khó khăn như suy giảm kinh tế, thời tiết diễn biến phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, sự cố gắng của nhân dân, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản hoàn thành và vượt so với Nghị quyết ĐHĐB đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, bình quân đạt 12,6%, trong đó lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 28,82%, CN-XD 36,84%, dịch vụ 33,34%. Thu ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm đạt trên 32 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước năm 2015 đạt 32 triệu đồng. Một số khu, cụm, điểm công nghiệp đã hình thành, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương. Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2010. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch được đẩy mạnh, tổng giá trị doanh thu đạt 506,72 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2010. Một số dự án du lịch sinh thái đi vào hoạt động đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện. Công tác quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư được đẩy mạnh; từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp SX-KD trên địa bàn. Toàn huyện hiện có 97 dự án đăng ký đầu tư với số vốn 1.252,7 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá; nhiều mô hình mới hiệu quả được đưa vào sản xuất như: bí đỏ, mướp đắng, phật thủ, thanh long ruột đỏ... Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường. Kinh tế đồi rừng dần hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 340,48 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2010. Công tác xây dựng NTM được coi trọng, năm 2015 đã có 1 xã về đích NTM và 1 xã đạt 16 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội được xây dựng, tổng vốn đầu tư cho phát triển đạt 510 tỷ đồng. 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia; hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện. Chất lượng dạy và học được nâng lên, huyện có gần 47% trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống y tế đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu CSSK của nhân dân. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, KDC văn hóa được đẩy mạnh. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ huyện thực hiện nghiêm túc Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. An sinh xã hội được đảm bảo, QP-AN ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể theo hướng thiết thực, cụ thể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,3%.
PV: Xin đồng chí cho biết mục tiêu và những giải pháp chủ yếu của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ 2015-2020?
Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, trong nhiệm kỳ 2015-2020, huyện xác định đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN-TTCN, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phấn đấu phát triển nhanh và bền vững. Các chỉ tiêu chủ yếu hàng năm: thu ngân sách Nhà nước tăng 17%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%; tạo việc làm mới cho 1.200 người trở lên; 50% TCCS Đảng đạt TS-VM. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 22%; CN-XD 41%; dịch vụ 37%; thu nhập bình quân đầu người 55 triệu đồng; 5 xã đạt chuẩn NTM; 60% lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 15%...
Để đạt được mục tiêu trên, huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chính sau: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Quy hoạch nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các cụm, điểm dân cư, phát triển công nghiệp, làng nghề TTCN, dịch vụ. Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững các loại hình kinh tế tập thể. Đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện NTM. Tập trung khai thác lợi thế vùng động lực. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án khai thác và phát huy hiệu quả quỹ đất thuộc tuyến đường Hoà Lạc - TPHB, Dân Hạ - Độc Lập và tại các khu, cụm, điểm công nghiệp Mông Hóa, Yên Quang, Phú Minh, Dân Hòa. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, nhất là những dự án có quy mô lớn, công nghệ, thiết bị hiện đại, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Phấn đấu tăng trưởng CN-XD hàng năm đạt 22% trở lên. Chỉnh trang, quy hoạch thị trấn, từng bước hình thành thị trấn Bãi Nai. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hóa cả bề rộng và chiều sâu. Đổi mới phương pháp dạy và học; quan tâm chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn để giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đảm bảo QP-AN. Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể xã hội. CCHC đồng bộ tất cả các khâu.
Nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện cũng đã xác định 5 khâu đột phá: phát triển đồng bộ hạ tầng KT-XH, trọng tâm là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị, chợ, trung tâm thương mại. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao, sớm hình thành một số khu du lịch lớn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến nông-lâm sản, khai thác khoáng sản. Xác định các công trình trọng điểm: thu hút đầu tư vào các khu, cụm điểm công nghiệp của huyện. Phối hợp thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 445. Hoàn thành GPMB tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo đúng kế hoạch. Xác định vùng Phú Cường tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; vùng thị trấn - Dân Hạ - Mông Hóa - Dân Hòa phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, CN-TTCN.
PV: Xin cảm ơn đồng chí.
Cẩm Lệ (TH)
(HBĐT) - 5 năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Yên Thuỷ đã quán triệt và thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần Chỉ thị số 39 của Bộ Chính trị. UBND huyện đã ban hành quyết định thành lập 6 khối thi đua. Xây dựng quy định, điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung khen thưởng chi tiết, cụ thể. Hàng năm phát động phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ, nhân dân.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp, ngành huyện Yên Thủy luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC), coi đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Công tác cán bộ được triển khai toàn diện trên các khâu từ tuyển dụng, bố trí sử dụng, luân chuyển, điều động, đề bạt bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến phân loại đánh giá.
(HBĐT) - Với nhận thức sâu sắc công tác (KT,GS) là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, trong nhiệm kỳ vừa qua, các cấp uỷ Đảng huyện Yên Thuỷ đã kịp thời triển khai quán triệt các quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của T.Ư về công tác KT, GS đến 100% tổ chức Đảng và đảng viên.
(HBĐT) - Những năm qua, Chi bộ Chi cục Thuế Tân Lạc luôn quan tâm, chú trọng đến công tác xây dựng Đảng nhằm ngày càng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ CBĐV để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành quản lý Nhà nước (QLNN) về tôn giáo, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
(HBĐT) - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm kỳ 2010-2015 Đảng bộ huyện Lương Sơn đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐB huyện đề ra. Qua đó, Đảng bộ huyện đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để vững tin bước vào giai đoạn mới. Báo Hoà Bình xin giới thiệu nội dung trao đổi của đồng chí Bùi Văn Dậu, TUV, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn xung quanh nội dung này.