(HBĐT) - Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được các cấp công đoàn trong tỉnh phát động và triển khai trong nữ CNVC-LĐ. Qua 5 năm triển khai thực hiện, phong trào ngày càng phát triển toàn diện cả bề rộng lẫn chiều sâu, có sức lan tỏa sâu rộng.

 

Hiện nay, nữ CNVC-LĐ có 32.238/60.000 người, chiếm 53,7% tổng số CNVC-LĐ trong tỉnh. Để phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” mang lại hiệu quả thiết thực, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các công đoàn cơ sở xây dựng nội dung, chương trình công tác nữ công. 100% công đoàn cơ sở đã triển khai phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”... Đội ngũ nữ CNVC-LĐ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, tự học, tự rèn luyện, tích cực lao động SX-KD, tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, chính trị - xã hội. ở bất kỳ lĩnh vực nào, các chị luôn tận tụy, hăng say, năng động sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều chị giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan đã phát huy tốt vai trò trong công tác lãnh đạo quản lý.

 

Trong lĩnh vực SX-KD, nữ CNLĐ trong ngành công thương và các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước đã nỗ lực lao động, tích cực học tập, nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng với yêu cầu công nghệ mới và cơ chế mới, rèn luyện tác phong công nghiệp. Các chị cũng đã tích cực tham gia đề xuất các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu biểu như chị Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà luôn tích cực với các hoạt động xã hội, từ thiện hay nữ công nhân Phan Thị Ngọc Tú, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam với giải pháp thay đổi quy cách đá mài trong gia công thấu kính làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng.

 

Trong lĩnh vực GD&ĐT, nữ cán bộ, giáo viên luôn miệt mài với sự nghiệp “trồng người”, cụ thể hóa nội dung “Giỏi việc nước” bằng “Giỏi việc trường” gắn với CVĐ “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, áp dụng nhiều sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy, chất lượng dạy và học ở các nhà trường ngày càng được khẳng định, nâng cao. Trong 5 năm đã có 727 đề tài, sáng kiến, giải pháp khoa học. Trong khối hành chính sự nghiệp, nữ CB-CC-LĐ luôn tận tụy, hăng say với công việc, vươn lên tự học, tự rèn luyện, thực hiện tốt chức trách của người CB-CC “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; nhiều chị vượt lên khó khăn để phấn đấu, trưởng thành và được đề bạt, bố trí giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, trong công tác Đảng, chính quyền, chuyên môn, đoàn thể CT-XH...

 

 

 

 

 

                                                                                           P.L

 

 

 

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục