Bà Bàn Thị Kim Cúc xúc động kể với phóng viên kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. ảnh: P.V

Bà Bàn Thị Kim Cúc xúc động kể với phóng viên kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. ảnh: P.V

(HBĐT) - Tháng 5, khi cả dân tộc hướng về ngày sinh Bác Hồ, chúng tôi tìm gặp những người vinh dự được gặp Bác. Không hẹn trước, không hề có sự chuẩn bị nhưng từng chi tiết, kỷ niệm về những lần được gặp Bác sao rành rọt, xúc động, bồi hồi đến vậy! Tất cả khẳng định, Bác Hồ sống mãi trong trái tim nhân dân.

 

 “Được nhà trường thông báo Bác Hồ về thăm, tất cả học sinh đều phấn khởi chờ đón. Là trường dành cho thanh - thiếu niên dân tộc nên bạn nào cũng mặc trang phục của dân tộc mình. Khi Bác bước vào hội trường, tất cả học sinh không ai bảo ai chạy ùa đến. Tôi là người bé nhất và bị bỏ lại phía sau nhưng đó lại là may mắn khi Bác nhìn ra xa và vẫy tay nói: “Kềm Miền phải không? Lại đây với Bác nào!” ( “Kềm Miền” theo nghĩa tiếng dân tộc là người Dao). Nghe Bác nói, mọi người lùi sang hai bên nhường đường cho tôi đến ngồi cạnh Bác. Xúc động đến chảy nước mắt, tôi ngồi nghe từng lời Bác dặn: Phải học tập tốt, ngoài tiếng dân tộc mình, học tiếng Kinh để đọc thông, viết thạo sau này còn làm việc và giới thiệu văn hóa dân tộc mình, quê hương mình để cả nước cùng biết”. Kể đến đây, bà Bàn Thị Kim Cúc quê ở xã Toàn Sơn (Đà Bắc), hiện sống tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) giọng trầm lại, chậm rãi, xúc động. Sau ít phút bà kể tiếp: Vinh dự nhất cuộc đời tôi là 3 lần được gặp Bác Hồ. Đó là lần đầu tiên nhưng là lần để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Khi đó tôi gần 14 tuổi, đi học xa nhà và “còi” nhất trường. Bác thật giản dị, chỉ mặc bộ quần áo nâu, đi đôi dép cao su và vắt chiếc khăn trên vai nhưng tấm lòng Bác thật sâu sắc, nhân ái, bao la. Bác ân cần quan tâm đến những con người nhỏ bé nhất, những vùng xa xôi, khó khăn.

 

Lời Bác dặn đã động viên, thôi thúc bà Cúc cố gắng học tập, đặc biệt là rèn luyện cách viết. Không phải là nhà báo nhưng bà đã có nhiều bài được đăng trên Báo Hòa Bình giới thiệu về con người, quê hương Đà Bắc. Khi 23 tuổi, công tác tại Ty Phụ nữ tỉnh, bà đã viết bài giới thiệu về nữ hộ sinh đầu tiên của dân tộc Dao Bàn Thị Sìn. Bà Sìn khi đó đã đỡ thành công 182 ca đẻ, góp phần xóa bỏ phong tục cũ, được đồng bào Dao quý mến. “Tôi không ngờ Bác Hồ lại đọc bài báo đó rồi gửi huy hiệu về cho lãnh đạo tỉnh và ủy quyền trao cho chị Sìn. Ngày trao huy hiệu Bác Hồ, gia đình chị Sìn vô cùng phấn khởi, cảm động. Tôi cũng sung sướng không nói nên lời” - Bà Cúc chia sẻ. Với những cố gắng trong công tác, bà Cúc từng làm Phó Giám đốc Sở VH -TT, Phó Ban Dân tộc tỉnh, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh. Từ khi nghỉ hưu đến nay, 76 tuổi, bà vẫn say sưa làm thơ về Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, viết sách giới thiệu về văn hóa dân  tộc Dao.

 

Không chỉ bà Cúc mà những người con Hòa Bình được gặp Bác Hồ đều chung niềm kính yêu, xúc động. Với ông Phạm Ngọc Thể ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình), kỷ niệm 3 lần gặp Bác là món quà vô giá trong cuộc đời. Nguyên là cán bộ trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình nên lần Bác về thăm trường tại xã Yên Mông là kỷ niệm ông khắc sâu nhất. ông kể: Khoảng 8h, xe của Bác đến trường, vẫn bộ quần áo nâu giản dị với đôi dép cao su, Bác đi thẳng xuống khu bếp. Khi đó, tôi đang nấu ăn, Bác hỏi: “Hôm nay các cháu ăn món gì?” Tôi xúc động quá quên hết mọi thông tin đã chuẩn bị từ trước. Tôi cảm nhận Bác rất hiền từ, âu yếm như một người cha. Chính điều đó đã lấy lại bình tĩnh cho tôi và thưa với Bác: “Hôm nay chúng cháu ăn canh rau cải và thịt lợn kho với đậu phụ”. Thấy tôi cho bột cà ri vào nồi kho, Bác khen: “Cháu nấu thế này là ngon!” Nhưng Bác vẫn dạy phải học cách nấu ăn để làm sao có cơm chín, canh ngon, giữ gìn vệ sinh để học sinh có sức khỏe học tập, lao động. Đi thăm tổ sản xuất đậu phụ, Bác hỏi: “Các cháu làm thế này có nuôi lợn không?” Bác dạy: “Nuôi lợn là một nghề, làm đậu phụ cũng là một nghề, các cháu chưa biết phải học thì đời sống mới tốt lên được”. Đi thăm căng tin, thấy chúng tôi trưng bày những thứ học sinh được cấp phát lên, Bác nhắc khéo: “Cửa hàng này phục vụ những thứ thiết thực cho học sinh, các cháu phải lo cho chu đáo” rồi Bác đi thăm nơi ở của giáo viên, học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo. Trước những khó khăn về phương hướng phát triển, Bác nói: Đây là trường nông chứ không phải nông trường. Bác đã ghi vào sổ vàng lưu niệm của trường: “Phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. Khi nói chuyện trước 1.200 học sinh và hơn 400 cán bộ tỉnh, huyện, xã, Bác nêu 3 vấn đề: đoàn kết, kỷ luật lao động, thực hành dân chủ. ở đây có các bí thư chi bộ, Bác nói thêm: ở HTX, đời sống nhân dân no đủ, bà con phấn khởi, đoàn kết không cần hỏi cũng biết chi bộ ở đó mạnh và ngược lại. Sau đó, Bác quay lại hỏi học sinh dân tộc Mường Bùi Thị Xuyến: “Các cháu định hứa với Bác điều gì?” Xuyến bình tĩnh đọc lời hứa với Bác. Bác dặn đã hứa là phải làm và Bác nhắc: “Cháu là phụ nữ dân tộc Mường sao không đội khăn    trắng trên đầu? Thế là Mường lai rồi!” Một vị lãnh tụ sâu sát trong công việc nhưng lại ân cần như một người cha và rất thông thạo văn hóa dân tộc. Kỷ niệm 3 lần được gặp Bác, tôi đã ghi vào cuốn nhật ký nhưng là để lưu lại cho con cháu chứ từng câu, từng lời Bác nói đã khắc trong đầu, trong lòng tôi.

 

Bác Hồ đã đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người còn mãi đậm sâu trong muôn triệu trái tim nhân dân. Hình ảnh Bác luôn trường tồn cùng dân tộc nhưng mỗi dịp tháng 5 lại xúc động lạ thường.

 

                                                                      

                                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục