Khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn.

Khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn.

(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

 

Đến hết tháng 6, Phòng giao dịch NHCSXH huyện có số dư nguồn vốn 215.352 triệu đồng. Trong đó: nguồn vốn TƯ chuyển về 206.034 triệu đồng, chiếm 95,7% tổng nguồn vốn; nguồn vốn huy động tại địa phương 8.314 triệu đồng; nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 762 triệu đồng. Hiện, có 13 chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai cho vay trên địa bàn toàn huyện. Tổng dư nợ toàn huyện là 206.796 triệu đồng chủ yếu uỷ thác qua 4 tổ chức Hội đoàn thể với dư nợ uỷ thác chiếm 99,4% tổng dư nợ. Các chương trình có dư nợ cao như cho vay hộ nghèo dư nợ 49.676 triệu đồng; cho vay hộ cận nghèo 35.804 triệu đồng; chương trình NS&VSMT 32.536 triệu đồng...Đến hết tháng 6, nợ quá hạn toàn huyện là 1.004 triệu đồng, chiếm 0,49% tổng dư nợ, tập trung chính ở chương trình cho vay hộ nghèo (chiếm 31,2%/tổng nợ quá hạn), cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (chiếm 46%/ tổng nợ quá hạn), chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (chiếm 14,8%/tổng nợ quá hạn), nguyên nhân do điều kiện kinh tế khó khăn, HSSV ra trường chưa có việc làm, mặt khác một số khách hàng vay vốn gặp rủi ro do suy thoái kinh tế, mất việc làm. NHCSXH huyện  đang tích cực chỉ đạo cán bộ theo dõi địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị nhận ủy thác, các ngành liên quan tìm mọi biện pháp thu hồi nợ quán hạn.

 

Trong 6 tháng cuối năm Phòng giao dịch huyện tiếp tục tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tổ chức, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát năm 2016; thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện; NHCSXH huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức nhận ủy thác chỉ đạo, đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, quá hạn để tạo nguồn vốn tái đầu tư; tiếp tục tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng là Ban quản lý tổ TK&VV, trưởng thôn, cán bộ Hội nhận ủy thác, cán bộ Ban giảm nghèo.

 

 

                                                                 Đinh Thắng

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục