(HBĐT) - Về xã Kim Truy (Kim Bôi), chúng tôi cảm nhận diện mạo nông thôn đã có những đổi thay đáng kể. Cùng cán bộ UBND xã sải bước trên con đường liên thôn, xóm đã được đổ bê tông khang trang, sạch sẽ; ngắm nhìn những công trình phúc lợi được xây dựng phục vụ bà con nhân dân, chứng kiến người dân năng động, chăm chỉ phát triển kinh tế mới thấy công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang đến luồng sinh khí mới cho Kim Truy.

 

Đồng chí Bùi Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Kim Truy chia sẻ: “Khi chưa thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Các công trình điện, đường, trường, trạm chưa được quan tâm, đầu tư xây dựng. Trục đường liên thôn, xóm chưa được cứng hóa. Cả xã chỉ có tỉnh lộ 449 chạy qua khu vực trung tâm xã được trải nhựa. Toàn xã có 6 xóm, tuy nhiên chỉ có người dân xóm Cóc, Yên được sử dụng lưới điện quốc gia. Với đặc điểm xã thuần nông, hiệu quả kinh tế đem lại thấp nên thu nhập bình quân đạt 8, 2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,6%. Nhà tạm, dột nát chiếm trên 40%”.  

Chăn nuôi lợn sinh sản được nhiều hộ dân ở xã Kim Truy (Kim Bôi) phát triển, góp phần tăng thu nhập.

Sau khi triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Đảm bảo mỗi tiêu chí, mỗi công trình phải được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tổng kinh phí xã huy động được trong 5 năm 7, 6 tỷ đồng, trong đó, vốn từ chương trình xây dựng NTM chiếm 16,4%, vốn từ các chương trình, dự án lồng ghép chiếm 82,2%. Ngoài ra, nhân dân đóng góp được 140 triệu đồng và 1.484 ngày công lao động.  

Từ những khó khăn trước đây, Kim Truy đã thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM và đạt được 10  tiêu chí. Trong đó tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo tiền đề phát triển KT -XH. Các trục đường giao thông liên thôn, xóm bê tông hóa trên 80%. Hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa 7,3 km, đạt 65%, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất của nhân dân. 100% hộ trong xã được sử dụng điện phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bưu điện, nhà văn hóa được quy hoạch xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.  

Về phát triển kinh tế, xã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân năng động phát triển các mô hình kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao. Tổng đàn lợn hiện có 6.170 con; tổng đàn gia cầm các loại 32.060 con, diện tích cây có múi 6, 5 ha. Từ đó thu nhập của người dân đã được nâng lên 13, 2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,5%. Nhà tạm, dột nát chiếm 20%. Tổ chức Childfund tài trợ bể lọc nước sạch phục vụ 260 hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Toàn xã có 641 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 6/6 thôn văn hóa. Tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn được giữ vững, ổn định.

                                                                  Đức Anh

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục