(HBĐT) - Nói đến cam Lạc Thủy không thể không nói đến xã Cố Nghĩa - vùng đất được cho là "cái nôi” của cam Lạc Thủy, nơi mà từ những năm 1970 cây cam đã phủ xanh các triền đồi, mang lại no ấm cho biết bao hộ dân sinh sống thuộc thị trấn nông trường Sông Bôi (cũ). Giờ đây, sau hơn 40 năm mất đi vị thế cây chủ lực, cây cam đang dần tìm lại chỗ đứng trên đất Cố Nghĩa, hứa hẹn trở thành cây đột phá về kinh tế và tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu nông sản được tự hào mang tên địa danh: Cam Lạc Thủy.



Những năm gần đây, chất lượng sản phẩm cam trồng trên đất Cố Nghĩa (Lạc Thủy) được đánh giá cao và tiêu thụ tốt.

Được biết, thị trấn nông trường Sông Bôi thuộc huyện Lạc Thủy đã giải thể theo Nghị định số 87/1999/NĐ-CP ngày 31/8/1999 của Chính phủ. Trước đây, nông trường Sông Bôi có địa phận trải dài trên địa bàn các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành, Hưng Thi và Cố Nghĩa. Đây cũng chính là các vùng đất trồng cam lâu đời nhất của huyện Lạc Thủy, được đánh giá có các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thổ nhưỡng phù hợp để trồng cam. Từ đầu những năm 1970, công nhân nông trường Sông Bôi đã canh tác cam với quy mô lớn. Tuy nhiên sau đó, vì nhiều nguyên nhân, diện tích cam bị thu hẹp dần, có thời điểm chỉ còn được trồng rải rác trong vườn nhà như một loại cây tự cung, tự cấp không hề mang giá trị kinh tế.

Đồng chí Dương Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cố Nghĩa trao đổi: Trồng cam đòi hỏi rất cao về vốn đầu tư, các điều kiện chăm sóc và vấn đề mấu chốt là phải có trình độ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, trong một thời gian dài, người dân xã Cố Nghĩa chưa dám mạnh dạn thử sức với loại cây khó tính này mặc dù nơi đây chính là "cái nôi” trồng cam của cả huyện Lạc Thủy. Phải đến chục năm trở lại đây, tình hình mới bắt đầu thay đổi, xã có những hộ tiên phong trồng cam theo chủ trương khuyến khích phát triển cây có múi của Huyện ủy, UBND huyện. Đến nay, toàn xã có gần 70 hộ trồng cam với tổng diện tích khoảng 55 ha, trong đó, khoảng 35 ha đang thời kỳ kinh doanh, cho sản lượng khoảng 30 tấn/ha/vụ. Nhìn chung, các hộ trồng cam đều có thu nhập cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của xã. Trong đó, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mỗi niên vụ thu hoạch. Giá trị kinh tế nổi bật của cây cam đang chứng tỏ đây chính là "cây làm giàu” của đất Cố Nghĩa nói riêng và cả huyện Lạc Thủy nói chung.

Được xác định là giống cây đặc sản rất phù hợp để canh tác tại địa phương, cây cam đang tìm lại vị thế là cây chủ lực trên đất Cố Nghĩa. Theo kế hoạch của UBND xã, đến năm 2018, toàn xã sẽ có khoảng 70 ha cam, tập trung canh tác 3 loại giống rải vụ là Xã Đoài, V2 và đường Canh. So với các xã trọng điểm trồng cam của huyện như Liên Hòa, Hưng Thi, Phú Thành, Thanh Hà..., diện tích trồng cam của xã Cố Nghĩa còn hạn chế, mới chiếm khoảng 8,2% so với tổng diện tích 668 ha cam của toàn huyện.

Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hùng, vấn đề quan trọng nhất không phải là mở rộng diện tích trồng cam mà là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cam trên cơ sở đôn đốc người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường sự liên kết giữa các hộ trồng cam để sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu của thị trường. Đây là quyết tâm của xã Cố Nghĩa nhằm chung tay gìn giữ và phát triển thương hiệu mang tên "Cam Lạc Thủy”.

Thu Trang


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục