(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015 và ở nhóm tương đối thấp. Dù đây chỉ là sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa cấp trên và cách hành xử của cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, tốn thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.


Theo các doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh chưa được cải thiện nhiều. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị cộng đồng doanh nghiệp của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh nêu lên: Thủ tục hành chính còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, đăng ký danh mục dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn kéo dài. Theo đó, nhiều dự án bị chậm tiến độ, mất cơ hội đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do các dự án phải tự thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng; chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan QLNN. Công tác phối hợp, giải quyết công việc giữa các cơ quan QLNN mất nhiều thời gian, dù đã có văn bản chỉ đạo của tỉnh nhưng không giải quyết triệt để. Trách nhiệm công vụ ở một số sở, ngành chưa cao, nhất là từ các phòng, ban, cấp chuyên viên, Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản…Đặc biệt thời gian xin ý kiến trả lời của các cơ quan chức năng về thẩm định dự án đầu tư còn quá chậm, mất nhiều thời gian của nhà đầu tư. Mỗi ngành đều có những quy định riêng, do đó chưa có sự thống nhất. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ xử lý văn bản ở một số sở, ngành còn hạn chế, chưa chuyên sâu nên không giải quyết được cụ thể nội dung công việc. Doanh nghiệp phải chờ đợi từng cơ quan giải quyết, có kết quả cơ quan này mới sang cơ quan khác để nộp hồ sơ…


Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra, tháo gỡ khó khăn dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện tại xã Yên Bồõng (Lạc Thủy).

Thống nhất với những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp, nhà đầu tư đang phải "đối mặt”, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP 26/3 cho rằng: Vấn đề nổi cộm nhiều năm doanh nghiệp gặp phải vẫn là cơ chế phối hợp giải quyết các thụ tục đầu tư cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục liên quan như đất đai, xây dựng, tài nguyên và môi trường. Trong đó, vấn đề về cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chức năng thực hiện các thủ tục hành chính còn mất thời gian và phiền hà. Mỗi một công việc, sự việc các sở, ngành đều phải xin ý kiến của các sở, ngành khác. Trong khi đó, mỗi sở, ngành có chức năng, nhiệm vụ riêng. Chỉ cần một sở chưa trả lời thì thời gian thực hiện thủ tục lại kéo dài. Chúng ta có quy định nếu sở nào không trả lời khi xin ý kiến coi như đồng ý, thế nhưng thực hiện, vận hành còn nhiều vấn đề. Mỗi lần hỏi, mỗi lần trả lời có khi theo dài cả tháng trời, gây ức chế, tạo ra cảm nhận không tốt của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư của tỉnh. ở đây có lỗi của 2 phía, kể cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Về phía nhà đầu tư chưa nắm rõ các quy trình, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, cần phải nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành, ý thức hiểu biết pháp luật trong thực hiện các quy định đầu tư. Tỉnh cũng nên nghiên cứu thành lập cơ quan tư vấn, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục hành chính từ đầu đến khi triển khai xây dựng dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp, tỉnh cần có giải pháp thực sự hiệu quả thay đổi nhận thức của người thi hành công vụ, nâng cao hiệu quả phối hợp của các sở ngành giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư...Việc xin ý kiến giữa các sở cần đổi mới cho hiệu quả. Cần có cơ chế giám sát truy trách nhiệm đến cùng trong việc thực hiện các thủ tục cho nhà đầu tư. Từ đó đánh giá chất lượng công vụ cho từng sở, ngành, từng phòng ban chuyên môn, cũng như chất lượng công vụ của từng cán bộ, công chức. Đặc biệt phải có cơ chế kiểm soát trách nhiệm thực thi công vụ của từng cán bộ các phòng, ban chuyên môn cũng như giám đốc các sở, ngành. Trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cần có sự sẻ chia với doanh nghiệp, nhà đầu tư, như vậy sẽ tạo những thiện cảm tốt cho môi trường đầu tư của tỉnh. Nếu tỉnh đưa công tác cải cách hành chính đi vào thực chất và hiệu quả, đổi mới, nâng cao hiệu quả cơ chế xin ý kiến các sở, ngành chức năng, gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm của các sở, ngành, cán bộ, công chức, chắc chắn môi trường đầu tư của tỉnh sẽ dần cải thiện. Tỉnh sẽ có cơ hội đón những nhà đầu tư tầm cỡ triển khai các dự án lớn, tạo động lực phát triển mới.


L.C


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục