(HBĐT) - Từ ngày 15-18/11, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) năm 2018. Tham dự có gần 80 đại biểu đại diện các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo và trưởng phòng chuyên môn các huyện, thành phố trong tỉnh. Đây là nội dung bước đầu để tỉnh triển khai Chương trình OCOP. 


Mục tiêu tổng quát của Chương trình mỗi xã một sản phẩm là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Tại buổi tập huấn, chuyên gia tư vấn Đề án OCOP đã giới thiệu khái quát về những kết quả thành tựu thực hiện chương trình OCOP trên thế giới và Việt Nam, đồng thời phổ biến một số nội dung liên quan đến phạm vi, đối tượng, phương pháp và nguyên tắc thực hiện chương trình. Kế hoạch triển khai thực hiện OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoàn 2018-2020.


Toàn cảnh lớp tập huấn.

Các chuyên gia cũng hướng dẫn thực hiện 6 bước của chu trình OCOP thường niên, gồm: tuyên truyền về OCOP, nhận ý tưởng sản phẩm, nhận phương án kinh doanh, triển khai kế hoạch kinh doanh, đánh giá và phân hạng sản phẩm, xúc tiến thương mại. Đồng thời chỉ ra các bước của OCOP như: Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP; Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP; Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP… Qua đó, lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương xác định rõ vai trò mục tiêu của chương trình OCOP là gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nghiên cứu lựa chọn xây dựng mô hình kiểu mẫu phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch; chú trọng đào tạo nghề gắn với phát triển sản phẩm địa phương.


Đinh Thắng


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục