(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển trồng rừng tại Lạc Thủy, toàn huyện quy hoạch đất lâm nghiệp trên 21.802 ha, chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên; đất sản xuất nông nghiệp và các loại đất khác gần 9.557 ha, chiếm 31%. Nhờ đó, kinh tế Lạc Thủy luôn duy trì mức tăng trưởng khá, lâm nghiệp chiếm 5,05% trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện, chiếm 16,4% nếu tính riêng trong nội ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.


Người dân xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) phát triển trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có mặt tại xóm Nội, xã Đồng Tâm cùng cán bộ địa bàn tới thăm vườn đồi của gia đình chị Nguyễn Thị Tâm, một trong nhiều hộ có cuộc sống khấm khá lên nhờ vào trồng rừng. Tại đây, cánh rừng keo khoảng 5 ha trồng đến năm thứ 3 đang phát triển tốt. Theo chị Tâm, đồi keo để từ 7 – 8 năm cho một chu kỳ, thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha. Tính toán vài ba năm nữa, vườn keo 5ha của nhà chị cho về từ 2,5 tỷ đồng đến hơn 3 tỷ đồng. Đây thực sự là con số rất lớn đối với không ít hộ trong tỉnh, nhất là những vùng khó khăn.

Được biết, nhiều năm trước đây, trên diện tích rừng này, gia đình chị Tâm đã khai thác một chu kỳ keo. Số tiền thu được đủ để gia đình trang trải nợ do làm ăn kinh doanh không được như mong muốn. Đồng thời, có đủ nguồn lực để tái đầu tư trồng rừng, phát triển chăn nuôi.

Huyện Lạc Thuỷ xác định lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện. Nghề rừng không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa, mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu... Qua đó, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói - giảm nghèo cho người dân nông thôn và miền núi.

Do có được kinh nghiệm và thành quả những năm trước, nên công tác điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay là chương trình bảo vệ và phát triển rừng năm 2006 đến nay rất thuận lợi. Các chủ trương, chính sách về lâm nghiệp đã được phổ biến kịp thời, sâu rộng đến toàn thể nhân dân. Nhân dân đã nhận thức đúng vai trò, chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ, do đó đã thực sự phấn khởi tham gia.

Nhờ vậy, diện tích đất rừng từng bước được phủ xanh, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả. Kết quả thực hiện các hạng mục của Dự án bảo vệ và phát triển rừng, ước thực hiện đến năm 2020, Lạc Thuỷ đang triển khai khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung tổng diện tích 390 lượt ha, thực hiện đầu tư từ năm 2005 - 2009 và từ 2018 - 2020; khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích đầu tư 62.986 lượt ha với 4.852 lượt hộ tham gia. Đối với trồng rừng, tổng diện tích 4.681 ha (trồng rừng phòng hộ 130,5 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 4.551 ha), vốn đầu tư 10.176 triệu đồng với 1.260 lượt hộ tham gia. Cơ cấu cây trồng bao gồm các loại: keo Úc, lát hoa, lim xanh, dẻ, luồng... Bên cạnh đó, Lạc Thuỷ còn làm tốt công tác chăm sóc đất rừng, thành lập các trạm bảo vệ rừng, xây dựng bảng nội quy bảo vệ rừng, xây dựng một số vườn ươm, đường lâm nghiệp cùng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện nay đang khai thác sử dụng có hiệu quả.

Nhờ thực hiện chiến lược toàn diện, trong những năm qua, diện tích rừng trồng của huyện tăng lên đáng kể. Bình quân mỗi năm, toàn huyện trồng từ 800 - 900 ha rừng. Dự án đã góp phần nâng cao độ che phủ tự nhiên lên 45,3%.

Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ, rừng đã phát huy được khả năng phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt, thảm thực vật tích trữ được nước. Rừng đã bảo vệ tốt cho các công trình thuỷ lợi, hồ, đập nước, góp phần hạn chế được hạn hán, lũ lụt, môi trường khu vực được cải thiện đáng kể. Từ việc xã hội hoá nghề rừng, Dự án 5 triệu ha rừng tại huyện Lạc Thuỷ đã góp phần tạo bước chuyển biến tích cực, tạo việc làm, xoá đói - giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, nâng cao thu nhập, giúp ổn định đời sống của nhân dân trong vùng dự án một cách bền vững trên cơ sở phát huy tiền năng, lợi thế của địa phương...

Hồng Trung


Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục