(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, từ công tác huy động nguồn vốn có hiệu quả, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) đã chỉ đạo tập trung giải ngân vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NN,NT) lên đến gần 9.700 tỷ đồng. Qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển NN,NT trên toàn địa bàn.


Nhờ nguồn vốn từ Agribank Hoà Bình, nhiều hộ dân xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Nhằm hoàn thành và phấn đấu vượt kế hoạch năm 2019, tập thể lãnh đạo Agribank Hoà Bình chú trọng chỉ đạo các Chi nhánh đổi mới tác phong giao dịch và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác cho cán bộ, nhân viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập, thúc đẩy NN, NT trên địa bàn.

Theo đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc Agribank Hòa Bình, thực hiện sự chỉ đạo, định hướng của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Agribank Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tỉnh cùng sự đoàn kết của toàn thể cán bộ, nhân viên trong hệ thống, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong hoạt động kinh doanh. Tính đến đầu tháng 5/2019, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt gần 6.570 tỷ đồng, tăng gần 420 tỷ đồng, đạt tăng trưởng khoảng 6,8% so với cuối năm 2018.

Nhờ nguồn vốn huy động có hiệu quả, Agribank Hòa Bình luôn bám sát địa bàn hoạt động, định hướng phát triển kinh tế hàng năm của địa phương để triển khai cho vay phù hợp. Trong đó, tập trung đầu tư tín dụng các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, các mô hình SX-KD có hiệu quả cao. Đơn vị cũng chú trọng đầu tư cho doanh nghiệp, hộ gia đình, ưu tiên ứng dụng các tiến bộ KHKT vào SX-KD, nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Thống kê trong hoạt động cho vay, tổng dư nợ đến đầu tháng 5/2019 của Agribank Hòa Bình đạt gần 9.700 tỷ đồng, tăng 58 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cuối 2018, đạt 98,7% kế hoạch quý II/2019. Trong đó, cho vay NN, NT đạt 8.453 tỷ đồng, chiếm 87,2% tổng dư nợ. Riêng đối với cho vay khách hàng cá nhân đạt 7.318 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,5%/tổng dư nợ, tăng 150 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối 2018 với 63.217 khách hàng. Đơn vị cũng đã cho vay 426 khách hàng pháp nhân đạt 2.376 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,5% tổng dư nợ.

Ngoài ra, Agribank Hòa Bình còn tăng cường phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng, đem đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích. Xây dựng và triển khai các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa Cho vay - Thanh toán - Huy động vốn, trong đó, huy động vốn là sản phẩm lõi, gắn với các dịch vụ tiên tiến khác như: mobile banking, internet banking, ATM, POS... phù hợp với từng đối tượng nhóm khách hàng cá nhân, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm thu hút tiền gửi thanh toán và tăng thu dịch vụ.

Từ những kết quả đạt được, theo đồng chí Ngô Quang Lợi, trong thời gian tới, Agribank Hoà Bình tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp huy động nhằm tăng trưởng nguồn vốn, củng cố và nâng cao thị phần. Song song với đó, tập trung ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nhằm bảo đảm cho khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn để SX-KD.

Để đảm bảo nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả cao, Agribank Hòa Bình sẽ tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Qua đó, để người dân, khách hàng trên toàn địa bàn tỉnh hiểu thêm về Agribank thực sự là người bạn đồng hành cùng nông dân trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM, góp phần đưa KT-XH trên địa bàn tỉnh ngày một phát triển.

Hồng Trung


Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục