(HBĐT) - Ngày 13/11/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14 về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết, sản lượng nông sản chủ lực của tỉnh tăng mạnh, những nông sản lợi thế như cam, bưởi, nhãn, su su, tỏi tía, rau hữu cơ, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, cá lồng hồ Hòa Bình đã tiếp cận được thị trường ngoại tỉnh, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, được người tiêu dùng đánh giá cao.



HTX rau an toàn Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) được thành lập tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho người trồng su su trên địa bàn.

Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung của nghị quyết, xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Các cấp ủy Đảng, chính quyền sớm triển khai thực hiện, thông tin tuyên truyền nội dung nghị quyết và chính sách phát triển, tiêu thụ nông sản. Lồng ghép các nguồn lực phát triển nông sản chủ lực tại địa phương đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa việc tiêu thụ nông sản thông qua các kênh và hình thức tiêu thụ khác nhau. Nhiều dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được xây dựng, triển khai thực hiện với sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài tỉnh, hợp tác xã và người sản xuất đã tạo ra chuỗi khép kín từ sản xuất đển tiệu thụ nông sản.

Cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết, ngày 4/11/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33 ban hành quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở tham mưu của cơ quan chuyên môn, ngày 16/12/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 53 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 33, ngày 4/11/2015, theo đó mở rộng các đối tượng được thụ hưởng chính sách, điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Để phát triển sản phẩm chủ lực đảm bảo yêu cầu, tạo tiền đề cho việc tiêu thụ nông sản, trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành nhiều chính sách phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm như cây ăn quả có múi, rau an toàn, cá lòng hồ Hòa Bình. UBND tỉnh giao cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành theo hướng tạo các vùng sản xuất an toàn tập trung, quy mô lớn, gồm: rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây có múi an toàn tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; lập quy hoạch phát triển cây dược liệu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Công tác giới thiệu và hỗ trợ giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt được quan tâm thực hiện nhằm năng cao giá trị các sản phẩm nông lâm nghiệp. Trong 5 năm qua đã có 42 đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn nhiều loại giống cây trồng để đánh giá độ thích nghi, phù hợp của các giống cây trồng trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình nghiên cứu, trồng khảo nghiệm, sản xuất thử đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu sâu bệnh và phù hợp với sinh thái của tỉnh, như các giống lúa, ngô chịu hạn, chịu lạnh; trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu mới (Sacha Inchi..); giống cây có múi mới (cam CT36, cam CT9...) và các giống cây khác (ổi ODL1, nhãn chín muộn PH-99-1.1...) và chọn lựa được các giống cây cam CS1, cam canh, cam xã Đoài, cam V2... cho thu hoạch giải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Để đảm bảo về số lượng, chất lượng giống cây trồng đã xác định được các cây đầu dòng của mỗi loại như bưởi đỏ, bưởi da xanh, cam, quýt... từ đó phục vụ cho mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại, đưa nông sản hàng hoá lên sàn giao dịch, đặc biệt là thị trường TP Hà Nội và các tỉnh thành lân cận được quan tâm thực hiện đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, hạn chế tình trạng ùn ứ, dư thừa sản phẩm nông sản sau thu hoạch. Hình thành trung tâm giới thiệu, mua và phân phối sản phẩm sau thu hoạch tại trung tâm các huyện và tỉnh.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động SXKD sản phẩm nông sản được chú trong góp phần hạn chế các hành vi vi phạm giả mạo sản phẩm, bảo vệ uy tín cho thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương, quyền, lợi ích chính đáng của người SXKD và người tiêu dùng. Trong giai đoạn đã tiến hành 23 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính 129,765 triệu đồng.

Thực hiện hỗ trợ theo các quyết định của UBND tỉnh, đến nay đã bố trí 3,4 tỷ đồng để hỗ trợ tiêu thụ hơn 1 vạn tấn nông sản đi các thị trường ngoài tỉnh. Số doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản ra ngoài tỉnh ngày càng tăng. Hiện có 210 HTX nông nghiệp được thành lập và chuyển đổi theo Luật HTX, 2.005 tổ hợp tác - nhóm liên kết sản xuất, 14 trang trại tham gia SXKD sản phẩm cây ăn quả có múi, rau an toàn. Thông qua hình thành các HTX, tổ hợp tác, nhóm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giải quyết được sản phẩm tồn đọng, giảm hiện tượng tư thương ép giá, giúp khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm mỗi vùng, địa phương.

Hình thức tiêu thụ nông sản ngày càng đa dạng, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển du lịch với quảng bá và tiêu thụ nông sản. Lượng nông sản được tiêu thụ tăng thông qua hình thức facebook, email, internet, giao hàng trực tuyến..., đây là hình thức tiêu thụ mới được các doanh nghiệp, HTX xã và nông dân ứng dụng ngày càng phát huy hiệu quả. Từ đó, sản lượng nông sản chủ lực tăng nhưng không bị tồn, dư thừa, giá bán không giảm. Tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng khá mạnh, đạt trên 30%, đặc biệt đối với sản phẩm cây có múi. Việc tiêu thụ nông sản thuận lợi cũng góp phần thúc đẩy hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cam, vùng bưởi, vùng mía, vùng nuôi cá lồng.

V.H

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình:Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 13% dự toán giao

(HBĐT) - Sau khi sáp nhập thêm huyện Kỳ Sơn vào đơn vị hành chính, TP Hòa Bình đã xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 529,1 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương 896,321 tỷ đồng.

Sản lượng gỗ toàn tỉnh ước đạt 488.000 m3

(HBĐT) - Tính đến hết quý I, toàn tỉnh ước trồng trên 200 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại. Các địa phương tiếp tục gieo ươm, tích cực chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2020; khai thác 230 ha rừng trồng tập chung, sản lượng 488 nghìn m3 gỗ; 31,3 nghìn ste củi; khai thác cây phân tán được 497 m3; 56,3 nghìn cây bương, tre, luồng; 2 tấn nhựa thông; 18,6 nghìn lá dong; 2,3 tấn măng, 25 tấn dược liệu....

Tạo cú huých trong giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các ngành, lĩnh vực, việc tìm hướng duy trì ổn định, phát triển kinh tế - xã hội cần đặt ra với yêu cầu cấp bách và mạnh mẽ hơn. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công được mong chờ là một trong những đòn bẩy quan trọng, góp phần giữ vững đà tăng trưởng, giảm tác động từ dịch bệnh.

Cựu chiến binh thành phố Hòa Bình gương mẫu làm kinh tế giỏi

(HBĐT) -Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) TP Hòa Bình luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, đem lại thu nhập cao. Năm 2019, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 57 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,32 %. Qua đó cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống hội viên.

Huyện Cao Phong: Quý I, trồng rừng ước đạt 37,4% kế hoạch

(HBĐT) -Năm 2020, huyện Cao Phong có kế hoạch trồng 150ha rừng. Để thực hiện kế hoạch trồng rừng, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các chủ rừng thực hiện nghiêm chỉnh Luật Lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng tại cơ sở. Duy trì tốt 5 km đường băng trắng cản lửa tại xã Hợp Phong.

Tổng sản lượng cá thu hoạch đạt 2.626 tấn

(HBĐT) -Toàn tỉnh hiện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ nhỏ là 2.686 ha và 4.600 lồng nuôi cá, tập trung chủ yếu ở hồ Hòa Bình. Có 43 trang trại, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, các địa phương chú trọng thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường nuôi, ương nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm và cải tạo ao, hồ chuẩn bị cho vụ sản xuất. Lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời kiểm tra tình trạng khai thác thủy sản trái phép, có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục