Không chỉ trông chờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm với kênh cung ứng hàng hóa mới thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lan rộng.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Sản phẩm mới bắt "trend” COVID-19
Thích ứng với những tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra, bà Phạm Nguyên Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành đang triển khai hiện nay mang lại tác động rất tốt với doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ này thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của Chính phủ trong thời đoạn khó khăn, thách thức nhất của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, là nguồn động viên giúp doanh nghiệp vượt qua, tránh được phá sản và duy trì việc làm cho người lao động trong và sau dịch, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, bản thân các doanh trong Vinatex cũng đang triển khai nhiều giải pháp tự thân nhằm duy trì doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn do đại dịch.
Bà Phạm Nguyên Hạnh dẫn chứng, bên cạnh việc tập trung giải quyết gọn các đơn hàng chưa bị hủy, doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm phục vụ đơn hàng phục vụ thị trường nội địa và đáng chú ý là sản xuất các mặt hàng phòng dịch. Tập đoàn cũng giữ liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với khách hàng để kêu gọi khách hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và tiếp tục thanh toán những khoản trong khả năng, tiếp tục đặt hàng khi đại dịch qua đi. Đồng thời kêu gọi cổ đông chia sẻ giải pháp tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
"Trên tinh thần không sa thải người lao động, chúng tôi thực hiện giảm giờ làm, nghỉ luân phiên và kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung tay của người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức đại dịch bởi doanh nghiệp có tồn tại, người lao động còn việc làm và còn nguồn sống” - bà Hạnh nhấn mạnh.
Từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhằm thích ứng với tác động do dịch bệnh, ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Verco, Phó Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra đề án "Chuyển đổi số hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường mức độ, phạm vi tương tác giữa các thành viên trên môi trường điện toán đám mây. Qua đó thiết lập môi trường trao đổi thông tin giữa các thành viên một cách nhanh chóng, thuận tiện, giúp chủ doanh nghiệp có những thông tin, số liệu chính xác, kịp thời. Đồng thời hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Còn ông Lê Thanh - người sáng lập ShoeX, AirX cho hay, bắt đầu từ tháng 1.2020 - khi những tin tức về dịch bệnh từ Vũ Hán - Trung Quốc lan ra với tốc độ kinh khủng khiếp và khắp thế giới (trong đó có Việt Nam) bắt đầu nhận ra áp lực khủng khiếp mà nó tác động lên hệ thống y tế, ông Thanh đã bắt đầu nghĩ tới chuyện sản xuất khẩu trang nhằm đón đầu nhu cầu "siêu lớn” của thế giới trong tương lai.
Tuy nhiên, thay vì nhảy vào mảng khẩu trang theo kiểu "ăn xổ” hay sản xuất khẩu trang y tế đơn giản để "đánh quả” như nhiều người khác, ông Thanh và ShoeX lại nghiêm túc ngồi lại để nghiên cứu và làm ra cho bằng được loại khẩu trang vừa kháng khuẩn, vừa thời trang lại thân thiện với môi trường.
Nhờ sự nhạy cảm với nhu cầu thị trường cũng như tư duy thích nghi bền vững, sản phẩm mới - khẩu trang cà phê thời trang mang tên AirX được khách hàng đón nhận nhiệt tình, giúp startup này không giảm doanh thu trong mùa dịch và không phải sa thải nhân sự để tồn tại như nhiều đồng nghiệp khác tại Việt Nam.
Loại khẩu trang này có 2 lớp, lớp ngoài được dệt bằng sợi cà phê, sử dụng công nghệ PowerKnit, có thể giặt mỗi ngày. Mỗi chiếc màng lọc có thể sử dụng tối đa 30 ngày không cần giặt, với hiệu quả được chứng nhận tiêu chuẩn bởi Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3). Ngoài ra, theo ông Thanh, công ty cũng liên kết đưa sản phẩm bán trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee và qua kênh đại lý.
Về chiến lược xuất khẩu, ông Thanh cho biết, đã nhận được đơn hàng đặt qua Mỹ, Singapore, Đức và Châu Âu.
Cần đơn giản thủ tục giấy tờ
Nhìn nhận dịch bệnh COVID-19 sẽ còn diễn biến nhanh và phức tạp, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, do Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, độ mở cao và xuất nhập khẩu phụ thuộc tương đối nhiều vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu nên tác động của dịch bệnh đối với doanh nghiệp không thể tránh khỏi và thậm chí sẽ còn hiện hữu hơn.
Cho rằng việc hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp, người lao động và người dân là rất cần thiết, tuy nhiên TS Trần Thị Hồng Minh lưu ý, tư duy hỗ trợ cần bảo đảm kịp thời, tập trung và đúng liều lượng. Hiệu quả hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và người dân sẽ giảm bớt nếu các gói hỗ trợ chậm đi vào cuộc sống hoặc đòi hỏi quá nhiều thủ tục, giấy tờ.
Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ cần bảo đảm tập trung, để vừa hỗ trợ vừa tạo tác động lan tỏa, tránh trùng lặp nhau. Bối cảnh lạm phát cao và tăng trưởng thấp cũng đòi hỏi lưu lượng hỗ trợ phải ở liều lượng hợp lý, bởi hỗ trợ quá mức có thể làm tăng áp lực lạm phát và hỗ trợ quá ít thì không đủ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng lưu ý, bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có thể còn những diễn biến phức tạp - dịch bệnh chỉ là một tác nhân; do đó các giải pháp chính sách ứng phó với tình hình cần đảm bảo sự thận trọng cần thiết nhằm giữ được dư địa chính sách cần thiết để vận dụng trong các kịch bản kinh tế trong tương lai.
Chính ở đây, việc cân nhắc thực hiện và theo dõi thực hiện các gói, biện pháp hỗ trợ càng phải dựa trên cơ sở cân nhắc rộng hơn các kịch bản diễn biến kinh tế và tương tác giữa chính sách của các nền kinh tế chủ chốt - điều mà Việt Nam đã thực hiện hiệu quả trong những năm qua.
"Đặc biệt, đón đầu sự dịch chuyển của chuỗi giá trị là rất cần thiết, song cần xử lý hài hòa để vừa giữ ổn định tâm lý nhà đầu tư nước ngoài vừa giảm được sự phụ thuộc vào một/một vài thị trường. Những yêu cầu này là không mới và đã được thực hiện nhất quán trong nhiều năm qua; vấn đề là làm sao bảo đảm được bước chuyển hài hòa, gắn với duy trì đồng thuận xã hội, từ chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19 sang những yêu cầu cải cách căn bản” - TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
Theo đó trong thời gian tới đây, bên cạnh việc thực thi các chính sách tài khóa nới lỏng có kiểm soát, đồng bộ và phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ, lãi suất, tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.
Ngoài ra, TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng, cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Theo Báo Lao động
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn nhưng vụ đông xuân 2019 - 2020 ở khu vực Nam Bộ vẫn đạt thắng lợi toàn diện khi sản lượng, năng suất đều tăng cao. Có được những kết quả này là do các bộ, ngành và địa phương đã lường trước được những khó khăn để chủ động xuống giống sớm "tránh” hạn, mặn.
Bài 2 - Xác định điểm nghẽn để "khơi thông dòng chảy" thu hút đầu tư
(HBĐT) - "Thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh bước đầu có cải thiện nhưng vẫn chưa đủ mạnh, xuất hiện môi trường đầu tư thiếu an toàn. Cải cách hành chính tuy có tiến bộ nhưng thực tế việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) còn thiếu nhạy bén. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp (DN) chưa được tháo gỡ nhiều. Trong năm 2019 có tới 118 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động và 29 DN giải thể tự nguyện. Thu hút đầu tư có xu hướng giảm cả về số dự án và tổng vốn đầu tư. Do vậy, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải xác định được điểm nghẽn đang ở cơ quan, đơn vị nào để có hướng tháo gỡ" - đó là nhận định của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2020 do UBND tỉnh tổ chức.
(HBĐT) - Trong quý I/2020, tổng thu ngân sách Nhà nước (thu nội địa) trên địa bàn TP Hòa Bình ước thực hiện 180,72 tỷ đồng, đạt 34,16% dự toán, tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2019. Thu ngân sách địa phương ước thực hiện 253,67 tỷ đồng, đạt 28,3% dự toán. Trong quý, tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 250,89 tỷ đồng, đạt 27,99% so với dự toán, tăng 30,81% so cùng kỳ năm 2019.
Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, dù hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam -Trung Quốc đã được khôi phục trở lại, nhưng tiến độ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19. Mới đây ngành Đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển nông sản chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Hình thức vận chuyển này có thể là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất trong thời dịch.
(HBĐT) - Ngày 7/4, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng vụ đông xuân các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Bài 1 - Nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện
(HBĐT) - Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) trong triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) và hoạt động đầu tư tại tỉnh. Nhờ vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bước đầu có sự cải thiện. Nhiều DN yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Đồng thời cũng có NĐT tiềm năng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Mặc dù vậy, UBND tỉnh đánh giá, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa đủ mạnh, chỉ số PCI của tỉnh vẫn trong nhóm trung bình ở khu vực miền núi phía Bắc. Chính vì vậy, việc xác định và giải quyết được điểm nghẽn trong vấn đề này được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, rốt ráo.