Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cùng tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, thành viên đoàn đàm phán của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong công tác chuẩn bị và tiến hành đàm phán. Đoàn đàm phán đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả các vòng đàm phán vừa qua có dấu hiệu tích cực, hai bên có cơ hội trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin, hoàn cảnh của nhau, trên cơ sở đó để hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn trong bối cảnh hiện nay, đưa ra những định hướng tích cực cho những vòng đàm phán tiếp theo, hướng tới kết quả phù hợp, cân bằng cho cả hai bên.
Hoan nghênh sự tích cực của phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ biết, các cấp, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã tiếp tục tiếp xúc, làm việc với phía Hoa Kỳ bằng nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng để góp phần thúc đẩy Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và thúc đẩy việc đàm phán nói riêng.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo công tác chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các bộ, ngành, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã kịp thời cung cấp thông tin cho đoàn đàm phán và báo cáo Thường trực Chính phủ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục đàm phán, thúc đẩy mua bán các hàng hóa Hoa Kỳ có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu để góp phần hướng đến cân bằng thương mại 2 nước sớm nhất có thể, như máy bay Boeing, khí LNG, một số mặt hàng nông sản…
Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các bộ, ngành liên quan đã xem xét, xử lý nhanh các vấn đề liên quan các dự án mà phía Hoa Kỳ quan tâm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giám sát, bám sát tình hình đàm phán, các diễn biến liên quan, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, của đồng chí Tổng Bí thư, chỉ đạo xây dựng, đề xuất các phương án phù hợp, hiệu quả, thực chất cho cả hai bên, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Các bộ, ngành, các đơn vị có liên quan như Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam, đại diện thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tích cực, nỗ lực phục vụ đoàn đàm phán; các bộ, ngành, cơ quan đã phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.
Về công việc tiếp theo, Thủ tướng nêu rõ, căn cứ kết quả đã đạt được, diễn biến tình hình thực tế, khả năng đáp ứng của chúng ta; trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa hai bên, bảo đảm lợi ích cốt lõi của Việt Nam, góp phần củng cố, tăng cường, đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, mang lại lợi ích cho 2 nước, người tiêu dùng 2 nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới; có phương án, biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiếp tục đàm phán, cố gắng tuyên bố kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất có thể.
Theo TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp không chỉ là yêu cầu cấp thiết trước mắt mà còn là đòi hỏi có tính chiến lược lâu dài trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước.
Việc hoàn thiện thể chế và sửa đổi các Luật liên quan tới thương mại điện tử là yếu tố tiên quyết để lấy lại niềm tin và định hình cuộc chơi trên không gian mạng.
Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 vào ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy từ thụ động, tập trung vào quản lý "không quản lý được thì cấm” sang tư duy "chủ động, linh hoạt để kiến tạo phát triển và phục vụ nhân dân, doanh nghiệp”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đà Bắc được phân bổ tổng nguồn vốn đầu tư công 329.340 triệu đồng. Trong đó, nguồn Trung ương hỗ trợ khoảng 299.594 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng trên 29.745 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình trong giai đoạn này khoảng 124.449 triệu đồng, trong đó vốn sự nghiệp năm 2025 là 41.700 triệu đồng.
Sáng 22/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác tỉnh về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Tổ công tác). Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì hội nghị.