(HBĐT) - Những năm qua, UBND tỉnh và các huyện, thành phố ngày càng quan tâm chuyển vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).


Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc giải ngân vốn vay cho người dân xã Tú Lý.

Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, UBND tỉnh và các huyện, thành phố luôn quan tâm, chuyển vốn ủy thác sang NH CSXH để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Năm 2016, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 11,28 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên gần 18 tỷ đồng, đến nay đạt gần 60 tỷ đồng, tăng 54 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 50% so với từ khi có Chỉ thị số 40. 

Trong 2 năm 2020 - 2021, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp,  ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, trong đó có hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Do đó, việc quan tâm chuyển vốn từ NSĐP sang NHCSXH đã giúp thêm nhiều hộ dân được vay vốn để đầu tư sản xuất, giảm bớt khó khăn do dịch bệnh gây ra. Như trên địa bàn huyện Tân Lạc, từ năm 2017 đến nay, vốn ủy thác từ NSĐP đạt trên 4 tỷ đồng, toàn huyện đã có 140 hộ được tiếp cận nguồn vốn này. Gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, khu Tân Bình, thị trấn Mãn Đức là một trong những hộ được hưởng lợi từ nguồn vốn NSĐP. Ông Sơn là lao động tự do nên thu nhập còn nhiều bấp bênh. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai vợ chồng ông hầu như không có việc làm. "Nhờ nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ủy thác NSĐP, gia đình đầu tư chăm sóc vườn mít Thái, vườn bưởi, kết hợp chăn nuôi gia cầm nên đã giảm bớt khó khăn. Đây là vốn vay ưu đãi rất phù hợp với người dân vì thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại” - ông Sơn chia sẻ.

Trên toàn tỉnh, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 đến nay, cùng với nguồn vốn ưu đãi từ T.Ư, vốn ủy thác từ nguồn NSĐP đã giúp trên 290 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn; tạo việc làm cho trên 84 nghìn lao động, gần 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; gần 31 nghìn lượt học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; đầu tư xây dựng gần 134 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng trên 21.850 căn nhà ở cho hộ nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM. 

Đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và Nhân dân có nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng CSXH trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng NTM. Những năm qua, NHCSXH tỉnh luôn chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp coi công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên; hàng tháng đánh giá kết quả thực hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. 

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với tổ chức CT-XH các cấp tuyên truyền, phổ biến các chương trình tín dụng chính sách, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ; vận động, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn; công khai đầy đủ tại UBND cấp xã để các cấp, các ngành, người dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; tổ chức bình xét cho vay công khai, dân chủ, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người vay, tháo gỡ kịp thời những khó khăn của khách hàng.


Viết Đào

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục