(HBĐT) - Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị, là cây kinh tế chủ lực, huyện Lạc Thủy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.
Nông dân thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) chăm sóc thanh long ruột đỏ đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ, Viet GAP.
Từ năm 2020, gia đình anh Phí Đình Thịnh, khu Đồng Tâm, thị trấn Ba Hàng Đồi - thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà đã xây dựng lại mô hình trồng thanh long theo phương pháp cho leo giàn trên trụ hình chữ T. Đây là kỹ thuật trồng thanh long mới nhất tại các địa phương trong cả nước hiện nay. Với mô hình này, mỗi gốc chỉ trồng cách nhau 0,4m, vừa tiết kiệm diện tích đất, sức lao động lại tăng năng suất, lợi nhuận cũng cao hơn so với cách trồng truyền thống. Anh Thịnh cho biết: Phương pháp trồng thanh long kiểu mới thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất, giúp chăm sóc theo hàng dễ dàng, thuận lợi cho lắp béc tưới phun tự động. Khi chăm sóc hay thu hoạch chỉ cần đi thẳng giữa các hàng, không cần đi quanh gốc. Đến thời điểm hiện tại, 1 ha trồng thanh long của gia đình vẫn sinh trưởng tốt, diện tích đất giữa các giàn thanh long được tận dụng trồng thêm cỏ lạc tạo thảm thực vật, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hơn.
Cũng như gia đình anh Thịnh, nhiều hộ trồng thanh long trên địa bàn thị trấn Ba Hàng Đồi dần chuyển đổi sang phương pháp trồng thanh long trên giàn chữ T; thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Hầu hết diện tích trồng thanh long được lắp đặt hệ thống tưới tự động, thực hiện quy trình sản xuất sạch, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly và sử dụng phân chuồng ủ để bón.
Với ưu điểm dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch của thanh long ruột đỏ bắt đầu từ tháng 6 - 11 dương lịch. Trung bình 1 tháng cho thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm, mỗi hộ trồng thu trên 10 tấn quả. Hiện, toàn huyện có gần 56 ha trồng thanh long ruột đỏ, tập trung chủ yếu tại thị trấn Ba Hàng Đồi và xã Phú Thành. Có khoảng 45 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Năng suất trung bình từ 18 - 20 tấn/ha; sản lượng ước đạt 810 - 900 tấn/năm. Cuối năm 2020, sản phẩm thanh long ruột đỏ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm 2021, một số diện tích thanh long được cấp mã số vùng trồng (MSVT), đây là tiền đề tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản.
Thanh long ruột đỏ Lạc Thủy hiện đã trở thành nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương tiêu biểu. Tuy nhiên, để cây thanh long ruột đỏ tại Lạc Thủy phát triển bền vững, đáp ứng đủ nhu cầu và sản lượng cho xuất khẩu vẫn còn những thách thức như: Chưa được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; việc áp dụng cơ giới hóa, KHKT vào sản xuất hạn chế, chưa bài bản; chất lượng cây giống không đồng đều dẫn đến mẫu mã, chất lượng quả không đồng đều giữa các vườn; khó khăn trong đầu ra cho sản phẩm; việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua thông tin in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức...
Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trước những thách thức trước mắt, nhằm góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thanh long ruột đỏ, huyện nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tăng cường kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích vùng trồng để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn được quy hoạch bài bản; khuyến khích các hộ sản xuất, HTX tiếp tục nâng cao quy trình sản xuất nhằm duy trì chất lượng sản phẩm, đáp ứng cho sản xuất quả tươi phục vụ thị trường nội địa. Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, đề nghị cấp có thẩm quyền cấp MSVT và mã số cơ sở sơ đóng gói cho sản phẩm thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện để từng bước hướng tới xuất khẩu. Bởi hiện tại, toàn huyện mới có 17/56 ha thanh long ruột đỏ được cấp MSVT.
Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.
(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.
(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.