(HBĐT) - Ngày 02/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Mới đây, ngày 6/10, Bộ NN&PTNT đã triển khai trực tuyến toàn quốc chương trình và kế hoạch chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh. Sự kiện cho thấy, chuyển đổi số đang diễn ra trong mọi mặt đời sống xã hội và việc thực hiện chương trình chuyển đổi số trong XDNTM góp phần hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp T.Ư, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Ít nhất 97% xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của tiêu chí số 8, 50% xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của tiêu chí số 15 về hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. 

Chương trình cũng hướng đến tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp, nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, Chương trình đề ra mục tiêu có ít nhất 70% xã có các HTX, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng và giữ vai trò chiến lược lâu dài thì chuyển đổi số trong nông nghiệp, rộng ra là trong toàn bộ đời sống nông dân, nông thôn là một xu hướng tất yếu, là chìa khoá cho sự phát triển bền vững.  Đối với tỉnh ta, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã từng bước được đầu tư nâng cấp. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh. Đặc biệt việc sản xuất nông nghiệp đã từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử, các lĩnh vực y tế, giáo dục và ANTT ở khu vực nông thôn cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số.  Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, do vậy việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, XDNTM vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ. Trong đó, có thể nhìn nhận trình độ công nghệ của người dân ở mức thấp, hạ tầng số hóa cần được quan tâm đầu tư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, các hộ nông dân thiếu vốn và thông tin về công nghệ mới là rào cản lớn nhất trong việc chuyển đổi số.  

Trong bối cảnh đó, số hóa cơ sở dữ liệu về XDNTM phục vụ công tác quản lý, cùng với xây dựng chính quyền số, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, trong thời gian tới, cấp uỷ Đảng, chính quyền cần quan tâm hướng dẫn, khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử, nhất là các sản phẩm OCOP... là những nhiệm vụ hàng đầu, góp phần hình thành NTM  thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng thông qua áp dụng chuyển đổi số, XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
 

Đinh Hòa

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục