(HBĐT) - Sáng 18/5, Chi cục Kiểm lâm tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm (21/5/1973 - 21/5/2023). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ kỷ niệm. 

họ 
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng lực lượng Kiểm lâm tỉnh Hoà Bình nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Truyền thống lực lượng Kiểm lâm.

50 năm qua, lực lượng kiểm lâm luôn  khẳng định là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với phương châm "lấy dân làm gốc", công tác tuyên truyền bảo vệ, phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình hoạt động của lực lượng kiểm lâm Hoà Bình. Việc quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, gắn nâng cao chất lượng giống với năng suất rừng trồng, hình thành mạng lưới sản xuất cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nhiều thành phần. Thực hiện quản lý nguồn gốc giống theo chuỗi hành trình, từng bước cải thiện chất lượng giống. Đến nay, 100% cây giống được kiểm soát, trong đó 80% cây giống có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của rừng, những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích chủ rừng có nhu cầu thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC, phát triển rừng cây gỗ lớn, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung nhằm thu hút các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn. 

Bên cạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng, các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đã xây dựng 48 tuyến, 63 ô tiêu chuẩn để thực hiện việc điều tra, giám sát đa dạng sinh học. Qua đó phát hiện nhiều loại động, thực vật quý hiếm và lập hồ sơ quản lý, xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng trong khu bảo tồn. 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian tới, lực lượng kiểm lâm tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đó cần giữ vững, duy trì và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; thực hiện có hiệu quả các thể chế pháp luật, chính sách quản lý và bảo vệ rừng. Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo hướng phát triển chuỗi giá trị, khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giữa chủ rừng và doanh nghiệp chế biến, thương mại lâm sản. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhất là công nghệ về giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn, chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, phát triển kinh tế dưới tán rừng để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống cháy rừng được giao, từng bước ổn định đời sống, thu nhập cho người dân, góp phần giảm sức ép vào rừng...




Đinh Hòa

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục