(HBĐT) - Với 10 dự án, 36 tiểu dự án, Đề án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững cho bà con vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.


Lồng ghép từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đã giúp cơ sở vật chất nhiều trường học trong tỉnh được đầu tư nâng cấp. (Ảnh tại trường mầm non xã Mỹ Hoà, Kim Bôi). 

Triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030, tháng 12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, đề án được triển khai thực hiện 10 dự án thành phần với kinh phí 9.693,875 tỷ đồng. 

Thực hiện Đề án, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của T.Ư, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; phân công nhiệm vụ cho các thành viên; ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; thành lập tổ giúp việc thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN từng năm và cho cả giai đoạn 2021-2025.

Theo đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, để lập kế hoạch và giao kế hoạch thực hiện đề án, Ban Dân tộc tỉnh đã hướng dẫn các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực tế về phát triển KT-XH, quy hoạch nông thôn mới để tiến hành lập danh mục các công trình từ thôn, xóm do cộng đồng đề xuất thông qua HĐND cấp xã gửi UBND huyện, thành phố tổng hợp và thẩm định trình HĐND cấp huyện cho ý kiến, gửi cơ quan thường trực (Ban Dân tộc) tổng hợp, thẩm định, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, dự kiến phân bổ kế hoạch vốn để báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh phân bổ ngân sách hàng năm. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao dự toán ngân sách nhà nước, danh mục dự án đầu tư hàng năm thực hiện Chương trình.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, các đơn vị, UBND các huyện, thành phố đề xuất gửi cơ quan thường trực Chương trình tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh phương án phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với cơ quan thường trực Chương trình hoàn chỉnh phương án, tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp cho các đơn vị tổ chức thực hiện.

Đến nay, chương trình đã giải ngân được 71.353 triệu đồng, đạt 5,76% tổng vốn kế hoạch giao (bao gồm kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023), trong đó, vốn đầu tư đã giải ngân được 28.672 triệu đồng, vốn sự nghiệp giải ngân được 42.681 triệu đồng. Từ nguồn vốn đã đầu tư nhiều dự án thuộc các lĩnh vực nước sạch, y tế, giáo dục, giao thông nông thôn, thủy lợi tại các xã vùng DTTS với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Nhờ đó, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh, nhất là về hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa cơ sở… 

Xác định Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng ĐBDTTS& MN có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - XH địa phương, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình; hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh hoàn thành các thủ tục đầu tư và giải ngân nguồn vốn thực hiện. Tổ chức rà soát, tham mưu sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến vùng ĐBDTTS&MN, chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của chương trình...

Đinh Hòa


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục