(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,73%, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; CN-XD giảm 2,05%; dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm giảm 2,68%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,06%; CN-XD 41,64%; dịch vụ 34,60%; thuế sản phẩm 4,68%.


Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) giải quyết việc làm ổn định cho hơn 600 lao động, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

- Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao hơn; chú trọng phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu, vùng nguyên liệu mía; cấp được 36 mã số vùng trồng, tổng diện tích trên 500 ha, trong đó có 21 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 9 mã số cơ sở đóng gói.
- Sản xuất công nghiệp từng bước khắc phục khó khăn, dần khôi phục mức sản lượng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 21.605 tỷ đồng.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 30.999 tỷ đồng, bằng 50,048% kế hoạch năm, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 771,470 triệu USD, tăng 11,79% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 582,654 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
- Hoạt động du lịch phục hồi nhanh; ước tính 6 tháng có 2.360.000 lượt khách, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,4% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59% kế hoạch năm 2023.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước đến hết ngày 30/6 đạt 1.890,7 tỷ đồng, bằng 36% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Thu ngân sách địa phương đạt 10.727 tỷ đồng, bằng 54% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ.
- Toàn tỉnh có 213 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 2.222,6 tỷ đồng; 35 HTX thành lập mới. Có 21 dự án trong nước được quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 9.339 tỷ đồng.
- Lĩnh vực văn hoá – xã hội tiếp tục được coi trọng. Các cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện các văn kiện của T.Ư, của tỉnh và một số chủ trương lớn để lãnh đạo các hoạt động văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- QP - AN được tăng cường, giữ vững và ổn định, góp phần đắc lực thúc đẩy KT-XH phát triển. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được duy trì và mở rộng trên các lĩnh vực.
- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội được đặc biệt coi trọng. Tỉnh uỷ đã lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, thực chất, hiệu quả việc sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư trên các lĩnh vực.
                                                            

 P.V (TH)

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục