Tuyến đường hơn 20 km từ xóm Suối Lốn, xã Sơn Thủy (Mai Châu) kết nối với các xã Phú Vinh, Phú Cường (Tân Lạc) từ khi được quan tâm đầu tư nâng cấp đã trở thành tuyến giao thông quan trọng. Từ tuyến đường này, các loại nông, lâm, thủy sản đặc trưng của các xã vùng lòng hồ huyện Mai Châu như Tân Thành, Sơn Thủy đã được thông thương, trực tiếp kết nối với thị trường tiêu thụ.


Đường Cun Pheo - Hang Kia - Pà Cò - quốc lộ 6 được đầu tư trở thành tuyến giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các xã vùng cao huyện Mai Châu.

Cũng như tuyến đường kết nối các xã vùng hồ của huyện Mai Châu, tại huyện Đà Bắc, từ khi tuyến đường Cao Sơn - Trung Thành được hoàn thành, đi vào sử dụng không chỉ rút ngắn cung đường từ các xã vùng lòng hồ khó khăn về trung tâm huyện, mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển cho địa phương.

Theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, những năm qua, vấn đề khó khăn nhất của huyện là hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng trong huyện và giao thông kết nối giữa huyện với các địa bàn lân cận. Xuất phát từ thực tế đó, huyện đã tập trung các nguồn lực đầu tư, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông nhằm tạo động lực cho phát triển KT-XH địa phương. Ngoài việc hoàn thành đầu tư làm mới tuyến đường Cao Sơn - Trung Thành để tạo sự kết nối giao thông giữa các xã vùng lòng hồ như Trung Thành, Yên Hòa, Đoàn Kết, Đồng Ruộng… với vùng huyện thì Đà Bắc đang triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến đường nối từ thị trấn Đà Bắc đi Thanh Sơn (Phú Thọ). Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng để huyện kết nối với các vùng có điều kiện thuận lợi, góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương. Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, huyện đã triển khai một số dự án giao thông quan trọng. Nổi bật là dự án nâng cấp đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng; dự án giao thông ở các xã vùng cao, như tuyến đường từ trung tâm xã Đồng Chum đi xã Mường Chiềng; đường 433 đi xóm Đầm Phế (trung tâm xã Mường Tuổng cũ), xã Mường Chiềng; dự án nâng cấp đường liên xã Nánh Nghê...

Trên phạm vi toàn tỉnh, thực tế thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Coi đây là một trong những mục tiêu, động lực để tạo bước đột phá về phát triển KT-XH địa phương.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 10.990 km đường bộ, gồm 7 tuyến quốc lộ, 10 tuyến đường khu vực KT-XH đặc thù, 21 tuyến đường tỉnh, 73 tuyến đường huyện, cùng hàng nghìn tuyến đường xã, đường trục thôn, bản, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng, đường chuyên dùng, đường đô thị, nội thị. Trong đó, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường trong khu vực KT-XH đặc thù, đường huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt gần 100%. Tính đến tháng 11/2023, tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh tăng thêm 243 km, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa tăng 22% so với năm 2021.

Đáng nói, với quan điểm ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông để "giao thông đi trước mở đường”, trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh ta đã đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm. Nổi bật như dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Xuân Mai – Hòa Bình và đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ km 19 đến km 53 trên địa bàn tỉnh); dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến quốc lộ 6; dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (giai đoạn I); dự án "Kết nối giao thông và thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia”...

Ngoài việc triển khai các dự án giao thông trọng điểm, từ năm 2021 đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh đã nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường xã, đường từ trung tâm xã đạt 88%, vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025; tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản đạt 71,6%; tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường ngõ, xóm đạt 60,53%; tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường trục chính nội đồng đạt 18,8%. Nhờ đó, đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo sự kết nối, giao thương đồng bộ giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.


Khánh An

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục