Huyện Đà Bắc có 13 xã thuộc khu vực III, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,72% dân số. Từ khi ban hành Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn, huyện đã tập trung nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống người dân.
Người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng đem lại thu nhập khá.
Những năm qua, huyện đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, khơi dậy sự đồng thuận của nhân dân, phát huy hiệu quả các nguồn lực, lợi thế để phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng ĐBDTTS&MN. Huyện phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030 xã ĐBKK còn dưới 6 xã.
Huyện đã huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các xã, xóm ĐBKK và tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH. Nguồn lực ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng từ năm 2021 đến nay khoảng 1.200 tỷ đồng, tập trung vào các công trình: điện, giao thông, cơ sở giáo dục, hồ đập, kênh mương, trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp. Vốn tài trợ từ các tổ chức trong nước là 10,5 tỷ đồng đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng tâm linh và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủy điện. Giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn huyện thực hiện 3 chương trình MTQG, tổng số vốn giao các chương trình tính đến tháng 6/2023 trên 484 tỷ đồng, đã giải ngân trên 78 tỷ đồng. Hiện có 20 dự án vốn ngoài ngân sách nhà nước được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và 4 dự án hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ tiếp tục hoạt động với số vốn cam kết tài trợ của các tổ chức phi chính phủ giai đoạn 2021-2023 trên 1,9 triệu USD.
Đến nay, đường giao thông đến trung tâm các xã được cứng hoá 100%; đường đến các thôn bản cứng hoá 99%; 84% đường trục thôn, xóm, 79% đường ngõ xóm và 50% đường trục chính nội đồng được cứng hoá. Hệ thống trạm y tế được xây dựng tương đối khang trang, có 15/17 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế…
Năm 2022, trên địa bàn huyện Đà Bắc, từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 720 hộ với tổng số tiền 2.160 triệu đồng; dự kiến năm 2023 hỗ trợ 2.600 hộ, tổng số tiền 7,8 tỷ đồng và thực hiện 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 300 hộ tại 2 xã Nánh Nghê, Đồng Ruộng. Ngoài ra, năm 2022 hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 170 hộ với kinh phí 1,7 tỷ đồng; dự kiến năm 2023 hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 8.001 hộ, tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng. Trong quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng ĐBKK năm nay thực hiện 1 dự án tái định cư cho 50 hộ xã Nánh Nghê với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành và tiếp tục đầu tư 1 dự án tái định cư tại xã Đồng Chum.
Bên cạnh đó, huyện Đà Bắc thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tín dụng chính sách xã hội, hình thành và phát triển kinh tế tập thể, tập trung vào phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng bè trên lòng hồ; bảo vệ và phát triển rừng; phát triển vùng chè chuyên canh trên 100 ha và tiếp tục cải tạo vườn tạp, phát triển các giống cây mới phù hợp với thổ nhưỡng. Đồng thời, phối hợp tổ chức 49 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 1.440 lao động nông thôn vùng ĐBDTTS của huyện, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 61,78%.
Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Đối với những dự án thực hiện trên địa bàn xã, xóm ĐBKK việc huy động sự đóng góp của người dân kể cả bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động đều rất khó khăn, đây cũng là áp lực của huyện trong cân đối nguồn lực ngân sách địa phương để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021- 2025. Để đề án đi vào cuộc sống, thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với giảm nghèo bền vững, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân...
Đinh Thắng
Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ đông, nông dân các địa phương trong tỉnh tập trung thu hoạch gọn diện tích cây màu vụ mùa, hè thu. Với phương châm thu hoạch tới đâu, làm đất tới đó, một số diện tích sản xuất vụ đông đã được gieo trồng.
Trong điều kiện hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ chậm, xuống giá, nhưng với dê cỏ trên thị trường vẫn giữ giá và luôn trong tình trạng không có để bán. Đây là hướng phát triển kinh tế của những hộ nuôi dê cỏ ở xã Tú Lý (Đà Bắc).
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Đảng bộ xã Xuân Thủy (Kim Bôi) đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Nhờ đó, diện mạo nông thôn Xuân Thủy ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Điện là sản phẩm hàng hóa đặc thù, được coi như đầu vào của mọi đầu vào, đóng vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế, bảo đảm đời sống dân sinh, an ninh - quốc phòng của đất nước.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết đã xây dựng chương trình cảnh báo phương tiện để các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc, Phòng Kiểm định xe cơ giới thực hiện cảnh báo các xe khiếm khuyết, xe vi phạm giao thông... và không thực hiện cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định cho các phương tiện bị cảnh báo.
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội (đơn vị trực thuộc Sở) đã tổ chức thành công Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 điểm mỏ cát (đợt 1) tại huyện Ba Vì và quận Bắc Từ Liêm.
Tham gia đấu giá có 41 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được Sở Tài nguyên và Môi trường xét chọn. Đáng chú ý, thời gian đấu giá kéo dài từ 9 giờ ngày 5/11 xuyên đêm đến khoảng 6 giờ ngày 6/11 với tổng số tiền trúng đấu giá thu về cho ngân sách thành phố lên đến gần 1.700 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.