6 tháng đầu năm 2024, bên cạnh những tín hiệu tích cực trong tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) thì có nhiều thách thức trong công tác thu hồi thuế nợ. Tính đến ngày 31/5, tổng số tiền thuế nợ khoảng 3.876 tỷ đồng, bằng 70,4% dự toán HĐND tỉnh. Ngành Thuế đang nỗ lực triển khai các biện pháp đôn đốc và thu hồi nợ nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2024.
Trong tổng số tiền thuế nợ hiện nay, riêng tiền sử dụng đất chiếm khoảng 54%, tương đương trên 2.000 tỷ đồng
(Trong ảnh: Thi công dự án khu đô thị sinh thái cao cấp Yên Quang, xã Quang Tiến, TP Hòa Bình).
Nợ thuế cao - thách thức trong công tác quản lý thuế
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thuế tỉnh về kết quả thu và xử lý tiền thuế nợ, tính đến ngày 31/5, tổng số tiền thuế nợ là 3.876 tỷ đồng. Trong đó, các khoản liên quan đến đất khoảng 2.426 tỷ đồng (chiếm 67%); tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN là 961 tỷ đồng (25%); số tiền chậm nộp là 490 tỷ đồng (13%). Phân loại theo tính chất nợ, số tiền thuế nợ có khả năng thu là 3.625 tỷ đồng; tiền thuế nợ đang xử lý là 208 tỷ đồng; nợ khó thu là 43 tỷ đồng. Cơ quan Thuế đang triển khai đồng bộ các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh; đồng thời tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành trong công tác thu hồi thuế nợ.
Số tiền nợ thuế lên tới 70,4% dự toán HĐND tỉnh, trong đó, các khoản thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất chiếm 67% tổng nợ. Theo phân tích của ngành Thuế, nguyên nhân nợ thuế liên quan đến đất lớn và kéo dài vài năm gần đây chủ yếu là do tình hình kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, người nộp thuế (NNT) gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) bất động sản thiếu hụt nguồn thanh toán nên chưa thực hiện nghĩa vụ với NSNN…
Đơn cử như Công ty CP đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ khoảng 1.130 tỷ đồng, chiếm 29,2% tổng số nợ thuế toàn tỉnh; Công ty TNHH Đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn nợ 930 tỷ đồng, chiếm 24% tổng số nợ thuế toàn tỉnh. Đây là hai DN kinh doanh bất động sản đang nợ tiền sử dụng đất lớn và kéo dài nhiều năm. Mặc dù đều có văn bản cam kết thực hiện nộp tiền thuế nợ vào NSNN nhưng đến thời điểm này, cả hai đều chưa thực hiện theo cam kết. Cơ quan Thuế đã gửi thông báo nợ, gọi điện thoại đôn đốc và thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định như: phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn, xác minh thông tin về tài sản của NNT, làm việc trực tiếp với DN để nắm bắt tình hình và thống nhất cam kết thời gian nộp thuế nợ... Đặc biệt, sau khi áp dụng 7 biện pháp cưỡng chế thuế thông thường mà chưa mang lại kết quả thu nợ, ngành Thuế đã phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an áp dụng biện pháp mạnh hơn: tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của DN nợ thuế; đồng thời báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh xem xét thu hồi một phần diện tích đất tương ứng với số tiền sử dụng đất phải nộp NSNN.
Tính đến ngày 31/5/2024, tổng số tiền thuế nợ là 3.876 tỷ đồng, trong khi đó, tổng thu NSNN thực hiện là 2.936 tỷ đồng, dự toán HĐND tỉnh giao thu NSNN cả năm là 5.760 tỷ đồng. Như vậy, số tiền thuế nợ đang cao hơn mức thu NSNN 6 tháng đầu năm và chiếm trên 67% so với kế hoạch thu NSNN năm 2024 của toàn tỉnh. Làm thế nào để thu hồi nợ thuế nộp vào NSNN? Đây là thách thức lớn đặt ra đối với công tác quản lý thuế. Thêm vào đó, những áp lực trong quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ thuế đòi hỏi ngành Thuế phải quyết liệt triển khai các biện pháp thu hồi nợ, góp phần chống thất thu NSNN.
Cần nâng cao hiệu quả thu hồi nợ thuế
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, trong đó nỗ lực thực hiện việc đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế. Sở TN&MT đã tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành quyết định về việc thành lập Tổ công tác làm việc với DN nợ tiền thuế lớn, xác định thời gian nộp tiền thuế vào NSNN; đồng thời, tiếp tục thực hiện nội dung phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu xử lý nợ thuế đối với các DN theo quy định hiện hành của Nhà nước, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định. Sở Xây dựng tổng hợp, rà soát các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh với trọng tâm là đảm bảo tiến độ và thực hiện nghĩa vụ với NSNN… Nhìn chung, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã tăng cường phối hợp thực hiện công tác đôn đốc, xử lý nợ, cưỡng chế nợ thuế, với quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu nợ, xử lý nợ, phấn đấu giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 8% so với tổng thu NSNN năm 2024.
Trong nỗ lực chung, ngành Thuế đã tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền thuế nợ, áp dụng biện pháp thu nợ phù hợp từng trường hợp nợ thuế. Tính đến ngày 31/5, Cục Thuế đã ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ tới NNT để đôn đốc nộp tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp; ban hành 1.015 quyết định cưỡng chế nợ thuế; công khai thông tin 1.128 lượt DN nợ thuế; ban hành 52 văn bản gửi các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đề nghị phối hợp thực hiện đôn đốc và xử lý nợ thuế…
Đối với hầu hết trường hợp nợ thuế, cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ theo quy định. Một số trường hợp đã thực hiện cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn từ 2 năm trở lên. Một số trường hợp căn cứ quy định của pháp luật đã báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thực hiện việc thu hồi đất, thu hồi dự án của NNT nếu đến thời hạn cam kết vẫn không chấp hành nộp tiền thuế nợ vào NSNN... Kết quả đến ngày 31/5 đã xử lý và thu được 239 tỷ đồng (bằng 10% số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2023), trong đó, bằng biện pháp quản lý nợ là 179 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 60 tỷ đồng. Ngoài ra, tiến hành khoanh nợ theo Luật Quản lý thuế cho 145 NNT với tổng số tiền 2,9 tỷ đồng.
Đồng chí Nguyễn Thị Hương Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh nhấn mạnh: Trong bối cảnh có nhiều thách thức, công tác quản lý nợ thuế đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, mức nợ thuế vẫn cao, một số biện pháp cưỡng chế chưa phát huy tác dụng. Do đó, công tác quản lý nợ và xử lý nợ thuế cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các sở, ban, ngành, địa phương và lực lượng chuyên trách trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nhất là trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thu hồi các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản… Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN năm 2024.
Thu Trang
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức chiều 1/7, tại Cà Mau, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long được ban hành sớm nhất so các vùng trên cả nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 7/7/2023, đây là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của vùng trong thời kỳ quy hoạch.
Dư luận đang rất quan tâm về một số chính sách, quy định có hiệu lực từ hôm nay (ngày 1/7) như: Chuyển tiền giá trị lớn phải xác thực khuôn mặt; một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) xuống còn 8% đến hết năm nay. Cũng từ ngày 1/7, khi cảnh sát giao thông kiểm tra trên đường, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe... qua ứng dụng VNeID.
Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Tử Nê (Tân Lạc) phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên xã phát huy tốt vai trò trong nhận uỷ thác vốn, là cầu nối chuyển tải kịp thời vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 vẫn giữ ổn định như mức giá của tháng 6 theo diễn biến của giá gas thế giới. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 7/2024 tại thị trường Hà Nội là 445.500 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.782.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, không thay đổi so với giá tháng 6.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điểm then chốt trong truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh khi đạt điều kiện xuất khẩu. Do đó, cấp mã số vùng trồng cũng như thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc được ngành nông nghiệp tỉnh xác định là cơ hội để tăng sức cạnh tranh cho nông sản ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Những năm qua, cùng với phát triển các ngành hàng, tỉnh khuyến khích, đẩy mạnh việc hỗ trợ, giám sát các tổ chức, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để có thêm những tấm "hộ chiếu” đưa nông sản xứ Mường vươn ra thế giới.