Dự kiến trong tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao bổ sung 8.680 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023.
Thi công trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Trong số đó, khoảng 6.300 tỷ đồng được bổ sung chủ yếu cho các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 để tiếp tục triển khai.
Theo Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) thông tin, nếu tính cả nguồn tăng thu ngân sách Trung ương được phân bổ thêm, tổng kế hoạch vốn Bộ Giao thông vận tải được giao năm nay là 71.280 tỷ đồng.
Hiện Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao 62.600 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương; trong đó, các dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm được phân bổ khoảng 45.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 15/7/2024, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân khoảng 27.500 tỷ đồng, đạt 44% kế hoạch được giao.
Cụ thể, các dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm giải ngân 22.018 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch năm. Riêng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 giải ngân gần 2.700 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch. Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 giải ngân 16.765 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch.
Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư Lưu Quang Thìn cho biết, tốc độ giải ngân hiện phù hợp với tiến độ yêu cầu. Song để đảm bảo tiến độ giải ngân trong năm, đơn vị đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng ngay khi có khối lượng theo đúng quy định.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 26/7, đoàn công tác Cục Lâm nghiệp Lào đã thăm và trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Hoà Bình với Sở NN&PTNT. Trước khi làm việc, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ và bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam; một người đồng chí thân thiết của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào anh em.
Uỷ ban MTTQ huyện Yên Thủy xác định tham gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác mặt trận. Xuất phát từ thực tiễn, những năm qua, MTTQ các cấp trong huyện có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong vận động, tập hợp Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng giúp huyện vững bước trên chặng đường XDNTM.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã giúp tăng giá trị nông sản, mở hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm trên không gian mạng đang là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, nhiều chủ thể tại Hòa Bình vẫn gặp không ít khó khăn khi tiếp cận.
Năm 2024 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng để phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì thế, ngay từ đầu năm, các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã chủ động triển khai thực hiện các phong trào thi đua (PTTĐ) gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, các PTTĐ được triển khai sâu rộng, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của huyện, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
Sau 15 năm triển khai, cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp của chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội (CT - XH). Bằng nhiều hình thức tuyên truyền và hoạt động thiết thực, CVĐ đã lan tỏa rộng rãi, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Hòa Bình.
TP Hòa Bình đang huy động các nguồn lực đầu tư tập trung nâng cấp, chỉnh trang đô thị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt đô thị loại II trước năm 2025.