Với quyết tâm khởi công dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (đoạn từ km19 - km53 trên địa phận tỉnh Hoà Bình) trước ngày 2/9 tới, cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Đà Bắc quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Huyện quyết tâm bàn giao mặt bằng sạch theo đúng tiến độ đề ra.


Lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Đà Bắc cùng Ban chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu.

Dự án trọng điểm đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu trên địa phận tỉnh Hoà Bình có tổng chiều dài 34 km, trong đó qua địa phận huyện Đà Bắc 21 km với 88 hộ thuộc các xã: Cao Sơn, Tiền Phong, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc bị ảnh hưởng nhà ở và đất ở.

Theo hồ sơ trích đo đề nghị GPMB thuộc dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu, huyện Đà Bắc phải thu hồi tổng diện tích trên 173,8 ha đất. Xác định công tác đền bù GPMB là khâu then chốt đảm bảo tiến độ các dự án, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện đã thành lập tổ công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu do đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng, cùng các thành viên thuộc ban, ngành, đoàn thể huyện và mời chủ đầu tư dự án tham gia để cùng phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi thường, GPMB. Định kỳ hàng tuần, BCĐ họp giao ban cùng tổ công tác đánh giá tiến độ và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Đặc biệt, BCĐ công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện đã giao tổ công tác xây dựng lịch đếm ngược đến thời điểm khởi công và chỉ rõ tiến độ, khối lượng công việc cần triển khai đối với công tác đền bù GPMB đảm bảo đúng tiến độ đề ra. UBND huyện cũng ban hành sổ tay công tác đền bù GPMB để cán bộ, nhân dân nắm rõ quy trình và các quy định của pháp luật đối với công tác này.

Với phương châm thông tin tuyên truyền đi trước một bước để người dân nắm rõ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như quyền lợi của người dân khi tuyến đường được đầu tư xây dựng, huyện Đà Bắc đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trong quá trình triển khai công tác kiểm đếm và lập dự thảo phương án bồi thường GPMB.

Đến nay, Ban Quản lý đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Đà Bắc đã kiểm đếm xong hơn 8km, đoạn từ km24+300 - km32+500 theo Thông báo thu hồi đất số 48/TB-UBND, ngày 4/5/2024 của UBND huyện với tổng số 568 thửa, tương đương 63/173,8 ha cần thu hồi. Theo đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án giá đất, phê duyệt giá đất cụ thể và lập dự thảo phương án bồi thường để niêm yết công khai. Sau khi tiếp thu ý kiến và sau quá trình niêm yết, UBND huyện sẽ phê duyệt phương án lần 1 đối với phần diện tích đã thông báo thu hồi. Đối với diện tích đất rừng và đất lúa, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành hoàn thiện các trình tự thủ tục hồ sơ về chuyển đổi đất rừng và đất lúa.

Đối với công tác bố trí tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban rà soát, tổng hợp đề xuất của các hộ có đủ điều kiện cần xem xét bố trí tái định cư. Sau khi rà soát, UBND huyện đã tổ chức hội nghị đối thoại, giải đáp thắc mắc và tuyên truyền cho các hộ dân. Theo đó, có 19/24 hộ tại thị trấn Đà Bắc đủ điều kiện bố trí tái định cư đã nhất trí nhận tiền bồi thường tự bố trí nơi ở mới; 15/15 hộ tại xã Cao Sơn đủ điều kiện bố trí tái định cư đã nhất trí nhận tiền bồi thường tự bố trí nơi ở mới. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tới các hộ đề nghị xem xét tái định cư; vận động lựa chọn phương án nhận tiền bồi thường tự bố trí nơi ở mới.

Phương Linh


Các tin khác


Hội viên nông dân đóng góp trên 9.000 ngày công xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 7 tháng qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục vận động, tuyên truyền hội viên tham gia tích cực, đóng góp công sức vào thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.

Tỉnh Hòa Bình có 719 dự án đang hoạt động

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh.

Cấp vật tư để xử lý sạt lở đê Ngòi Dong, thành phố Hòa Bình

Ngày 12/8/2024, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ký Quyết định số 1533/QĐ-UBND về việc xuất cấp vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý sự cố sạt lở tại hạ lưu cống CĐ34 (Km0+820) đê Ngòi Dong,  thành phố Hòa Bình.

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công 

Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo số 7421/TB-VPUBND, ngày 12/8/2024 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 31/7/2024.

Xã Ngọc Mỹ chung sức xây dựng đời sống văn hóa

Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã về đích nông thôn mới (NTM) năm 2022 và đang nỗ lực hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao. Thời gian qua, nhờ tích cực triển khai nhiều hoạt động mà phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao đã góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân trong xã.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL,BV&PTR), thời gian qua, lực lượng kiểm lâm trong tỉnh đã phối hợp các lực lượng liên quan và người dân các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp; những chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực QL,BV&PTR.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục