Ngày 24/9, Sở NN&PTNT tổ chức kiểm tra tình hình thiệt hại sản xuất và khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 (bão Yagi) tại địa bàn 2 huyện Lương Sơn và Kim Bôi.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình thiệt hại do bão số 3 gây ra và khôi phục sản xuất của người dân tại xã Sào Báy, huyện Kim Bôi.
Tại huyện Lương Sơn, đoàn công tác đã kiểm tra thực tế tại xã Thanh Cao, nơi có 105 ha lúa bị mất trắng sau khoảng nửa tháng ngập sâu trong nước. Theo báo cáo của UBND huyện Lương Sơn, do ảnh hưởng của bão số 3 đã gây ra thiệt hại về nhà ở, cơ sở hạ tầng, hoa màu trên địa bàn huyện, tổng giá trị thiệt hại gần 12 tỷ đồng. Trong đó, toàn huyện có trên 390 ha lúa bị ngập, úng, nhiều nhất là tại các xã: Cao Dương (290,5 ha), Thanh Cao (109,61 ha), Liên Sơn (67,6 ha). Diện tích hoa màu bị thiệt hại gần 152 ha, cây lâm nghiệp trên 252 ha. Ngoài ra, trên địa bàn huyện ghi nhận 2.360 con gia súc, gia cầm bị chết; 14,3 ha ao cá thiệt hại.
Tại huyện Kim Bôi, đoàn công tác đã kiểm tra thực tế công trình đập chứa nước xóm Sào Đông và khu sản xuất bị ngập úng tại xóm Đồi Bổi của xã Sào Báy. Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn huyện ước trên 17,5 tỷ đồng. Trong đó, có 2 người chết, 1 người bị thương; 383 hộ dân phải sơ tán, 184 hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở. Mưa lớn kéo dài đã gây ra những thiệt hại lớn đối với các cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Về sản xuất nông, lâm nghiệp, toàn huyện bị thiệt hại trên 1.624 ha. Trong đó, các xã bị thiệt hại nặng nhất, như: Hùng Sơn (135 ha); Xuân Thủy (140 ha); Kim Lập (335 ha); Kim Bôi (132 ha); Cuối Hạ (131,2 ha). Ngoài ra, trên địa bàn huyện có trên 2.000 con gia súc, gia cầm bị chết; 450 tổ ong lấy mật bị thiệt hại.
Qua ghi nhận thực tế, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đề nghị các huyện rà soát lại số liệu báo cáo nhanh về thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, cũng như phân loại mức độ thiệt hại, thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người dân. Cùng với đó, tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch các diện tích lúa để chuẩn bị đất gieo trồng vụ đông.
Đoàn công tác lưu ý, cuối năm là thời điểm thu hoạch của nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như mía và cây ăn quả có múi nên cần tập trung các giải pháp chăm sóc cuối vụ, hỗ trợ xúc tiến để nâng cao giá trị nông sản. Vào trung tuần tháng 10, chính quyền địa phương và người dân cần chú ý đến những trận mưa cuối vụ; thực hiện điều tiết nước, giữ nước để phục vụ sản xuất cho vụ xuân sắp tới.
Viết Đào
Tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) sáng 23/9 tiếp tục giảm, trong khi giá ngoại tệ này tại các ngân hàng thương mại nhích tăng nhẹ.
Theo Sở NN&PTNT, năm 2024, có 12 dự án được hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, huyện Kim Bôi có 4 dự án:
Huyện Đà Bắc có tiềm năng lớn về phát triển cây chè, thực tế cây trồng này đã hiện diện ở một số xã vùng cao của huyện ngót nửa thế kỷ. Mặc dù chất lượng chè thơm ngon nhưng các sản phẩm chè của Đà Bắc vẫn chưa có thương hiệu, chưa trở thành cây làm giàu cho người dân ở vùng đất khó này…
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 (Yagi).
Ngày 22/9/2024, Sở NN&PTNT ban hành Công văn số 136/SNN-TL về việc đảm bảo an toàn hạ du khi mở cửa
xả đáy thứ 2 hồ Thủy điện Hòa Bình.
Tận dụng tiềm năng, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình phát triển
hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện, giúp hàng
nghìn hộ dân cải thiện sinh kế, thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn,
vướng mắc khiến việc phát triển thủy sản hồ chứa chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh.