Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp có nhu cầu.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành hướng dẫn chi tiết về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sáp nhập tỉnh thành.

Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là "Giấy chứng nhận") phải được thực hiện đồng thời với việc cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương.

Hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai đang được quản lý, lưu trữ, vận hành thì tiếp tục được khai thác, quản lý, phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp. Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai do sắp xếp lại đơn vị hành chính phải được thực hiện đồng thời với việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất, đảm bảo thông suốt, không gây ách tắc, cản trở cho người dân và doanh nghiệp.

Việc áp dụng kinh tuyến trục cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được thực hiện như sau: Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính thì giữ nguyên kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính, thì khi thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính sẽ ưu tiên sử dụng 01 kinh tuyến trục có độ chính xác cao hơn của một trong các tỉnh, thành phố được hợp nhất sau khi sắp xếp đơn vị hành chính để sử dụng cho việc đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp

Không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ) đã cấp qua các thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.

Việc chỉnh lý, thay đổi thông tin của thửa đất bao gồm số tờ, số thửa, địa chỉ trên sổ đỏ đã cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 10 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

Đối với trường hợp trên sổ đỏ đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới sổ đỏ để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 101 năm 2024 của Chính phủ.

Về tờ bản đồ địa chính, tên gọi gồm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp xã, phường, thị trấn sau khi sắp xếp; số hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự trong phạm vị cấp xã. Thông tin cấp xã trước khi sắp xếp cần được ghi chú ở ngoài khung bản đồ nhằm phục vụ tra cứu.

Đối với các yếu tố trình bày ngoài khung bản đồ (tên tỉnh, xã), mốc địa giới và đường địa giới, các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, ghi chú thuyết minh... nếu có cần chỉnh lý trên bản đồ địa chính cho phù hợp.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, những thửa đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi hợp nhất đang sử dụng các kinh tuyến trục khác nhau cần xem xét sử dụng một kinh tuyến trục phù hợp.

Về cơ sở dữ liệu đất đai, UBND cấp tỉnh sau sáp nhập có trách nhiệm chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chuyển đổi cơ sở dữ liệu đất đai từ phần mềm khác sang một phần mềm thống nhất để cập nhật, liên thông, chia sẻ dữ liệu đất đai.

Ngoài ra, dữ liệu không gian đất đai nền theo địa giới hành chính mới cần bổ sung nhóm dữ liệu về thửa đất gồm mã cấp xã, số hiệu tờ bản đồ, số thửa đất địa chỉ theo đơn vị hành chính mới được quy định tại Nghị định số 101 năm 2024 của Chính phủ.

UBND cấp tỉnh, thành phố được giao rà soát, thống kê danh mục hồ sơ địa chính và các loại sổ sách, tài liệu dạng giấy lưu trữ qua các giai đoạn để sẵn sàng bàn giao cho đơn vị hành chính mới, tránh thất lạc, tiềm ẩn rủi ro cho việc quản lý.

Đối với sổ cấp giấy chứng nhận đã lập khi cấp sổ đỏ lần đầu cần bàn giao cho chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính để lưu trữ.

Còn hồ sơ địa chính điện tử đang được lưu trữ, vận hành trong cơ sở dữ liệu đất đai, các cơ quan tiếp tục khai thác, quản lý, phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp theo quy định hiện hành.



Theo Vtv.vn

Các tin khác


Vốn chính sách tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

Đồng hành, tạo điều kiện giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Thời gian qua, Huyện Đoàn Mai Châu phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai các hoạt động nhận ủy thác vốn vay chính sách. Qua đó giúp thanh niên Mai Châu có thêm điều kiện phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Giải ngân 7.058 tỷ đồng vốn chính sách

Trong 5 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân 7.058 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho trên 172 nghìn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần duy trì và mở rộng việc làm cho trên 31,4 nghìn lao động; hỗ trợ xây mới, cải tạo trên 97 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây dựng 1.090 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và 436 căn nhà cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Quý I, trên 9 nghìn hộ dân được vay vốn chính sách

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong quý I/2025, doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 546,5 tỷ đồng với 9.015 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ đến hết quý I đạt 5.532,5 tỷ đồng thuộc 20 chương trình tín dụng, tăng 224,2 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2024, hoàn thành 76,8% kế hoạch tăng trưởng năm 2025. Bình quân mỗi đơn vị cấp huyện có dư nợ trên 553 tỷ đồng, mỗi xã trên 36,6 tỷ đồng và mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn đạt bình quân trên 2,24 tỷ đồng.

Huyện Tân Lạc - điểm sáng trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc là điểm sáng trong thực hiện tín dụng chính sách (TDCS). Nhiều năm liền đơn vị không có nợ quá hạn, nguồn vốn được chuyển tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới

Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn nguồn báo China Daily cho biết các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới, nhờ cơ cấu thương mại bổ sung cao giữa hai nước, tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam, cũng như tác động ngày càng rõ nét từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Mai Châu

Sáng 15/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục