Những năm qua, Đảng bộ xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế và phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Người dân xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) phát triển mô hình chăn nuôi lợn bản địa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng chí Bùi Văn Thiết, Bí thư Đảng ủy xã Ngổ Luông cho biết: Đảng bộ xã có 183 đảng viên, sinh hoạt tại 9 chi bộ. Đặc thù là xã thuần nông, để lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là giúp người dân tiếp cận, ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, hàng năm, Đảng bộ xã xây dựng nghị quyết với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, sát thực tế địa phương. Năm 2024, Đảng bộ xã thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu nghị quyết đề ra về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao trong phát triển kinh tế, tạo điều kiện giúp người dân vươn lên. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, trong đó, nông, lâm nghiệp chiếm 80%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 20%. Năm 2024, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 156 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt 520 ha, đạt 100% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ đông xuân ước đạt trên 2.250 tấn, đạt 102,3% kế hoạch.
Trong phát triển chăn nuôi, người dân được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn con giống, nguồn thức ăn, cách phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường. Hiện toàn xã có 360 con trâu, 1.240 con bò, 1.400 con lợn, 180 con dê, trên 60.000 con gia cầm và 4 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản.
Bằng các giải pháp hiệu quả, xã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, làm mới diện mạo nông thôn. Hết năm 2024, bình quân thu nhập toàn xã đạt 31 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn 39,53%, giảm 6,4% so với năm 2023. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 86%, đạt 104% chỉ tiêu. Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động tối đa mọi nguồn lực, vận động nhân dân hiến đất, ủng hộ ngày công, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong năm 2024, tuyến đường xóm Luông Cá vào khu sản xuất Bãi Bát được mở rộng mặt đường 4m, dài 600m, đường xóm Luông Dưới vào khu sản xuất Đồi Luông, Đồng Hương, Đồng Vàng được mở rộng mặt đường 5m, dài 600m, đổ bê tông, thuận lợi cho đi lại của người dân địa phương.
Cùng cán bộ xã thăm mô hình nuôi lợn bản địa của anh Bùi Văn Hưng, xóm Bo Trẳm, anh cho biết: Thực hiện theo định hướng phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với địa phương, tôi mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn bản địa, hiện gia đình đang nuôi trên 150 con lợn. Ở địa phương có bãi chăn thả, nguồn thức ăn dồi dào nên thích hợp để nuôi lợn đen. Hơn nữa, đầu ra của lợn đen khá ổn định. Hiện giá bán khoảng 120 nghìn đồng/kg, thời điểm giá cao nhất đạt 150 nghìn đồng/kg.
Phát triển chăn nuôi tại xã Ngổ Luông được Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh hỗ trợ thường xuyên, tập trung vào các hoạt động như: tiêm phòng định kỳ, tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, tạo ra bước chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi. Từ đó, xã có điều kiện xây dựng những sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ phát triển du lịch sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập, thúc đẩy tiến trình xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 10%/năm, xã Ngổ Luông khuyến khích nhân dân tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Xã tiếp tục lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công, nguồn lực giữ vững, hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được.
Mạnh Cường
Trong bản đồ hạ tầng có một tuyến đường chỉ dài hơn 10 km nhưng giữ vai trò như một "động mạch chủ" vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đó là quốc lộ (QL) 70B - đoạn nối giữa tỉnh Phú Thọ và TP Hòa Bình, tuyến giao thông huyết mạch kết nối giao thương, mở rộng đô thị và bảo đảm thế trận quốc phòng liên vùng. Nhiều năm qua, tuyến đường đã xuống cấp, chỉ được vá víu bằng những đợt sửa chữa cục bộ. Hơn 25 tỷ đồng đã được chi trong 2 năm, nhưng mặt đường vẫn loang lổ, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, khiến tuyến huyết mạch này chưa phát huy hết giá trị. Câu hỏi đặt ra là: với vị trí chiến lược và vai trò phát triển vùng, vì sao QL 70B vẫn chưa được đầu tư xứng tầm?
Năm 2023, sản phẩm tinh bột nghệ Nhưng Vần được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao. Đây cũng là 1 trong 2 sản phẩm tiêu biểu nhất của Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hòa Bình, xóm Bưng, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Với phương châm "Vì sức khỏe và hạnh phúc cho cộng đồng”, tinh bột nghệ Nhưng Vần đã và đang khẳng định là một trong những sản phẩm OCOP chất lượng cao, món quà từ thiên nhiên của người Mường Vang Lạc Sơn.
Vào mùa hè, những ngày nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh có thể tăng cao đột biến, tạo áp lực lớn lên hệ thống điện. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng điện tiết kiệm là hành động thiết thực để giảm chi phí, duy trì nguồn điện ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời thể hiện trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để "đi ngược dòng” trong bối cảnh thế giới khó khăn, Việt Nam cần những giải pháp đặc biệt với sự linh hoạt, thích ứng hiệu quả để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cao.
Sáng 23/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thi công và công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư Dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình) tại huyện Đà Bắc.