Lò chợ sử dụng dàn chống tự hành VINAALTA ở Công ty CP Than Vàng Danh.

Lò chợ sử dụng dàn chống tự hành VINAALTA ở Công ty CP Than Vàng Danh.

Công ty CP than Vàng Danh là mỏ than hầm lò được Liên Xô giúp đỡ khôi phục từ năm 1961 với công suất thiết kế ban đầu là 600.000 tấn/năm. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty CP than Vàng Danh đã đạt sản lượng 3,1 triệu tấn than vào năm 2009. Có được kết quả này chính là nhờ sự năng động của đội ngũ những người thợ mỏ Vàng Danh và hiệu quả của đầu tư đổi mới công nghệ khai thác than.

Từ năm 2000, Công ty CP than Vàng Danh đã nhanh chóng triển khai các dự án đầu tư mở rộng mỏ theo kế hoạch, đồng thời thường xuyên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác than, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ðược sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia nước ngoài, công ty đã mạnh dạn đưa các thiết bị máy móc mới vào sử dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển sản xuất. Với tư duy không ngừng đổi mới công nghệ để nâng mức độ an toàn cho người lao động, Công ty CP than Vàng Danh đã đi đầu trong việc thay đổi vật liệu chống lò chợ. Trước đây, vật liệu chống lò chủ yếu bằng gỗ, độ bền và độ an toàn không cao, năm 1998 công ty đã mạnh dạn đưa vì chống thủy lực và cột thủy lực đơn vào chống lò chợ. Việc thay thế này đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất than, sản lượng khai thác năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002, công ty đưa lò chợ chống giá thủy lực di động đầu tiên vào sản xuất và đến nay đã phát triển thêm chín lò chợ trong đó có hai lò chợ chống bằng giá thủy lực di động dạng khung cùng với một lò chợ cột thủy lực đơn, một lò chợ chống bằng giàn chống VINAALTA nên đã giảm nhẹ việc vận chuyển, gia công và sử dụng gỗ, góp phần nâng sản lượng khai thác than năm 2009 lên 3,1 triệu tấn. Ðây là điều mà nhiều năm về trước chỉ là mơ ước của những người thợ mỏ Công ty CP than Vàng Danh. Năm 2005, công ty tiếp tục đưa máy đào lò AM-50Z cùng với máy khoan Tamrôk vào sử dụng, nâng cao công suất đào lò và sản lượng khai thác.


Trước những khó khăn gặp phải trong khai thác gặp vỉa dày, có độ dốc cao, để hạn chế tổn thất than, công ty đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều hệ thống khai thác, trong đó có giải pháp thu hồi than hạ trần khi khấu lớp trụ của vỉa dày, áp dụng trải lưới thép nền lò chợ đã đem lại hiệu quả. Hiện nay công ty cho áp dụng rộng rãi đối với việc khai thác các vỉa dày có chia lớp nghiêng. Bên cạnh đó công ty phối hợp Trường cao đẳng Kỹ thuật mỏ nghiên cứu và ứng dụng thành công đưa lưới com-pô-dít vào lò chợ chia lớp nghiêng, hạn chế được sự ăn mòn kim loại đối với việc trải lưới thép như trước đây, giúp cho việc tận thu than được triệt để hơn. Công ty CP than Vàng Danh đã phối hợp Viện Khoa học công nghệ mỏ triển khai dự án áp dụng thử nghiệm cơ giới hóa đồng bộ khai thác lò chợ hạ trần than nóc, sử dụng giàn chống tự hành VINAALTA tại lò chợ II-8-2 giếng Vàng Danh. Ðây thật sự là bước ngoặt mang tính quyết định đến chiến lược phát triển của công ty trong các năm tiếp theo. Việc khấu than lò chợ bằng cơ giới hóa đồng bộ đã nâng năng suất lao động của công ty đạt 8 tấn/công/ca.


Ðồng bộ với việc đầu tư đổi mới công nghệ khấu than, công nghệ chống lò, từ năm 2000 đến nay, công ty đã đầu tư thay đổi cấp điện áp hạ thế trong hầm lò của hệ thống cung cấp, sử dụng điện nâng từ 0,4 kV lên 0,69 kV nhằm cung cấp điện cho thiết bị khấu than, đào lò. Các thiết bị điện có công suất cao được sử dụng điện áp cao thế 6 kV, góp phần giảm tụt điện thế cho hệ thống khi các thiết bị bắt đầu vào làm việc, khi tắt máy, nhất là các thiết bị làm việc không liên tục, đóng cắt nhiều lần trong ca. Hệ thống sàng tuyển cũng được công ty chú trọng đầu tư theo công nghệ xoáy lốc, vừa làm tăng chất lượng than thành phẩm vừa giảm được khâu gia công, chế biến thủ công như trước đây.


Năm 2010, với phương châm tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường và an toàn lao động, Công ty CP than Vàng Danh đang nỗ lực, quyết tâm phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, doanh thu đạt gần 2 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
 
 
 
                                                                                Theo  ND

Các tin khác


Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Tách bạch câu chuyện giá điện

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024 thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục