Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ năm trên thế giới, với sản lượng hằng năm đạt hơn 35 triệu tấn. Nhiều năm qua, nước ta luôn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với sản lượng từ 4,5 đến 5 triệu tấn/năm. Riêng năm 2009, dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đạt hơn sáu triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu gạo nước ta đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp chiến lược để sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù, xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ hai thế giới, nhưng chất lượng gạo chưa cao, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, năng suất lúa của vùng đang có nguy cơ chựng lại do mức đầu tư đã quá khả năng của nông dân. Nếu không giải quyết tốt khâu tiêu thụ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chiến lược bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu gạo hiện nay là diện tích đất nông nghiệp giảm dần do tốc độ đô thị hóa, nhưng sản lượng lúa phải tăng gấp đôi vào năm 2050 mới đáp ứng nhu cầu. Mặc dù vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã sản xuất các giống lúa ngắn ngày, làm gia tăng diện tích gieo trồng từ 3,8 đến 4 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, các giống lúa lai cũng phát triển mạnh ở miền bắc với diện tích khoảng 600 nghìn ha/năm, cho năng suất từ 6,5 đến 9 tấn/ha.


 

Nông dân nước ta thường xuyên phải đối phó những bất ổn về thiên tai và biến động về giá cả thị trường, từ nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm được làm ra..., nhưng chưa có chính sách đồng bộ để người làm ra lương thực có thu nhập ổn định. Vì vậy, ở vào những thời điểm giá xuống thấp, người sản xuất lúa không có lãi nên có nhiều nông dân phải bỏ ruộng đi làm nghề khác. Như vậy, trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tới đây, các doanh nghiệp cần thay đổi dần phương thức thu mua và chế biến, tiến đến xây dựng các vùng nguyên liệu kết hợp với việc xây dựng thương hiệu, thay vì thu mua gạo trôi nổi không kiểm soát được chất lượng. Bên cạnh đó, tăng nhanh số lượng máy gặt đập liên hợp để giảm hao hụt, tăng sản lượng, thay thế quá trình cắt, gom, suốt thủ công. Các địa phương nên hỗ trợ lãi suất ngân hàng để nông dân sản xuất nhỏ vay vốn, nhằm sửa chữa hoặc xây mới sân phơi. Nhà nước và địa phương đầu tư kinh phí xây dựng các khu phơi sấy, tồn trữ, xay xát, chế biến lúa gạo hiện đại theo phương thức kinh doanh dịch vụ để bảo đảm tính bền vững lâu dài. Các công ty kinh doanh lương thực nên hình thành các vùng nguyên liệu tập trung cho chính mình. Những nông dân cá thể nên góp đất, vốn lại với nhau để hình thành những công ty sản xuất lúa gạo với kỹ thuật tiên tiến trên quy mô trang trại. Các giải pháp kỹ thuật từ khi gieo trồng đến thu hoạch cần được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở áp dụng rộng rãi chương trình ba giảm ba tăng. Hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của sâu bệnh, nhất là rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ lúa mùa sang lúa cao sản. Quản lý tốt các hóa chất nông nghiệp trong trồng lúa, tránh gạo nhiễm bẩn các hóa chất nông nghiệp. Ðặc biệt phải đầu tư thỏa đáng cho khâu chế biến và bảo quản gạo.
 
                                                                         Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục