Chậm nhất tới ngày 30.6 các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn.

Chậm nhất tới ngày 30.6 các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn.

Chỉ còn đúng 1,5 tháng nữa, các ngân hàng thương mại phải hoàn tất việc trình hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

Không đảm bảo đủ vốn, nguy cơ phải sáp nhập, mua lại, hợp nhất hoặc tự giải thể là khó tránh khỏi với các NH quy mô nhỏ.

Không ân hạn

Siết chặt việc thực hiện quy định đảm bảo đủ vốn điều lệ vào cuối năm 2010, NHNN mới đây đưa ra hạn chót yêu cầu các TCTD phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn chậm nhất vào ngày 30.6. Nếu không thực hiện được, các TCTD trước mắt sẽ không được xem xét đề nghị mở rộng mạng lưới, bao gồm cả việc lắp thêm máy ATM, hoặc đề nghị bổ sung nội dung hoạt động.

Ngay với các TCTD trình hồ sơ nhưng không được chấp thuận, chậm nhất ngày 30.9 phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân bao gồm việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc tự giải thể trình lên NHNN chi nhánh địa phương.

Các thời hạn mà NHNN đưa ra trên đây, được cho là hợp lý bởi ngày 31.12.2010 được ấn định là thời hạn cuối cùng các TCTD phải có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định. Các NHTM đến thời điểm trên phải có số vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng.

Trong khi đó theo một thống kê chưa đầy đủ, hệ thống NH hiện có khoảng trên dưới 25 NH có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng. Đáng lưu ý có đến 11 NH trong số này hiện chỉ có mức vốn điều lệ quanh mức 1.000 tỉ đồng. So với nhóm các NH đang có vốn điều lệ trên dưới 2.000 tỉ đồng, gánh nặng tăng vốn đang dồn nặng vào nhóm các NH có quy mô nhỏ. Trong lúc để thực hiện tăng vốn, phần lớn các NH đều chọn giải pháp phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên trong NH, niêm yết trên sàn hoặc tìm kiếm xa hơn ở các đối tác chiến lược hay đối tác nước ngoài.

Khó khăn đè nặng

Song cùng lúc hàng chục NH ồ ạt phát hành thêm CP giữa sự cạnh tranh gay gắt với CP của nhóm các NH “top” trên, thị trường CP NH chính thức và không chính thức nhiều khả năng chứng kiến một sức cung dồi dào nhưng đi kèm mức sụt giảm lớn về giá trị. Khi mà các NHTM quy mô nhỏ (đặc biệt là các NH hiện chỉ có số vốn quanh mức 1.000 tỉ đồng) phải phát hành bằng được một lượng lớn CP để đảm bảo tăng vốn, giá CP chắc chắn sẽ bị pha loãng và khó hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong lúc đó nhiều NHTM có quy mô lớn và giá trị thương hiệu như Vietinbank hay Vietcombank mới đây tiếp tục công bố kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn điều lệ 2010 lần lượt từ 11.252 tỉ đồng lên 19.833 tỉ đồng và từ 12.100 tỉ đồng lên 13.223 tỉ đồng.

Khả năng tìm kiếm cơ hội tăng vốn trên sàn chứng khoán đối với các NH nhỏ cũng không dễ dàng bởi thực tế nhiều NH ở nhóm trên như Sacombank hay ACB cũng đang có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ thêm 1.500-2.000 tỉ đồng qua kênh này. Nhiều NH khác có quy mô lớn hơn như MB, Habubank, Maritime Bank hay DongABank vẫn đang rục rịch kế hoạch niêm yết.

Chưa kể NH không còn nằm trong danh mục ưu tiên của các nhà đầu tư, sức hấp dẫn của các NHTM có quy mô nhỏ, mức độ đại chúng chưa cao phát hành để đảm bảo vốn điều lệ chắc chắn chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư.

Trong khi đó ngay cả các NH lớn như Vietinbank hay Vietcombank vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Sau một thời gian dài thương lượng, NH Commonwealth of Australia (CBA) mới đây mới đi đến quyết định mua 15% cổ phần của VIB và thực tế tiền vẫn chưa được chuyển về VIB.

Giữa “điệp trùng” những gian khó như vậy, một số chuyên gia cho rằng với các NH nhỏ khó có thể đạt được mục tiêu tăng vốn như lộ trình của Chính phủ, cần sớm khôn ngoan tìm đến đối tác để có thể thực hiện được việc sáp nhập hay hợp nhất thay vì phải giải thể nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục