Thời gian qua, dư luận rất bất bình về một vụ án kinh tế liên quan đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Các đối tượng trong vụ án này đã dùng các hợp đồng giả mạo để giao dịch làm ăn, qua mặt cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, hành vi này đã gây thiệt hại của Nhà nước hơn 2,7 triệu USD.

 

Liên quan đến vụ án này, mới đây, cơ quan CSĐT Công an TP HCM cũng đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND TP HCM đề nghị truy tố 4 đối tượng nguyên là lãnh đạo, cán bộ của Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (gọi tắt Cofidec), đề nghị xử lý nghiêm khắc trước pháp luật…

Trước khi xuất lô hàng đầu tiên cho Công ty Ocean Reserve, Công ty Cofidec đã có nhiều văn bản gửi Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) xin chủ trương xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ. Về vấn đề này, Satra đã có cuộc họp với Cofidec về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, đồng thời đề nghị 2 giải pháp để tháo gỡ khó khăn là "Cofidec tiếp tục trao đổi với các bạn hàng nhập khẩu truyền thống của Mỹ để cùng thống nhất việc tổ chức hoạt động mua bán thông qua một pháp nhân mới được thành lập tại Mỹ. Đồng thời, Cofidec khảo sát và tính toán kỹ khả năng xuất khẩu thông qua Cảng của một nước thứ ba".

Sau đó, Cofidec có Công văn số 141/KHTH-CF gửi Tổng Công ty Satra về phương án xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ thông qua công ty trung gian và xin chủ trương của Satra. Theo phương án này thì các nhà nhập khẩu mua hàng của Cofidec thông qua hợp đồng thương mại, thanh toán D/A (chấp nhận thanh toán khi nhận chứng từ) trong vòng 60-90 ngày.

Tuy nhiên, Tổng Công ty Satra không chỉ đạo hoặc phê duyệt cho phép Công ty Cofidec xuất khẩu tôm đông lạnh qua nước trung gian theo phương án được nêu trong Văn bản số 141/KHTH-CF của Cofidec. Satra cũng lưu ý "phương thức thanh toán DA là phương thức thanh toán mà phần rủi ro hoàn toàn thuộc về người bán và thường chỉ áp dụng giữa các đối tác có quan hệ chặt chẽ và gần nhu tin tưởng nhau tuyệt đối". Thế nhưng, một số lãnh đạo, cán bộ của Cofidec vẫn tự liên kết với các công ty nước ngoài làm công ty trung gian để xuất khẩu tôm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Việc làm giả các hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại Cofidec gây thất thoát của Nhà nước hơn 2,7 triệu USD.

Để "phù phép" các hợp đồng ký gửi (không được thông quan) thành các hợp đồng xuất khẩu để được Hải quan chấp thuận làm thủ tục thông quan, đưa hàng hóa ra nước ngoài bán, Võ Huệ Trân và Nguyễn Thanh Xuân - Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty Cofidec đã làm giả các hợp đồng mua bán với Công ty Ocean Reserve, KTT Enterprise (Singapore) và Công ty Pacific King. Để có các thông tin thực hiện hợp đồng giả, thì khi có lô hàng phải xuất ra nước ngoài cho các công ty trên, bộ phận Phòng Kế hoạch - Tổng hợp báo cho Ngô Ngọc Sơn - Phó Phòng XNK biết về các loại tôm xuất khẩu trong các container đó cũng như giá cả, kích cỡ, số lượng của từng loại.

Sau khi đã có các thông số cần thiết, Ngô Ngọc Sơn điền vào các hợp đồng kinh tế với các công ty này. Hợp đồng kinh tế sau khi thảo xong, Sơn ký giả chữ ký Giám đốc các công ty trên (khách hàng) rồi photocopy lại hợp đồng này trình Võ Huệ Trân ký chính thức để làm thủ tục thông quan. Cũng để qua mặt Hải quan, phía trên các hợp đồng giả này, Sơn cũng "thiết kế" có các thông tin giống hệt như hợp đồng được ký qua fax.

Còn với lượng hàng tôm đông lạnh còn tồn kho, mặc dù biết rất rõ là phải gia công chế biến để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhưng Nguyễn Thanh Xuân lại chỉ đạo nhập khẩu số lượng lớn tôm đông lạnh nhưng không chế biến sản xuất, mà chỉ thay bao bì, nhãn mác, rồi xuất khẩu theo hình thức làm giả hợp đồng kinh tế mua bán.

Điều đáng nói nữa là trong thời điểm các nhà nhập khẩu Mỹ ngưng mua hàng tôm từ 6 nước, trong đó có Việt Nam do vụ kiện chống bán phá giá tôm, nhưng Nguyễn Thanh Xuân, Võ Huệ Trân, Ngô Ngọc Sơn và Đặng Hữu Thịnh (Trưởng phòng XNK), vẫn tìm mọi cách để xuất sang Mỹ số lượng lớn tôm đông lạnh. Nghiêm trọng hơn, việc thanh toán theo phương thức D/A mặc dù đã từng bị cảnh báo là có nhiều rủi ro nhưng Cofidec vẫn cứ áp dụng và hậu quả cũng đã xảy ra.

Như vậy, thông qua các hợp đồng ký gửi được ngụy tạo bằng các hợp đồng mua bán tôm đông lạnh và các hợp đồng kinh tế để xuất bán với các công ty nước ngoài. Đến nay, số tiền nợ của những đơn vị này không có khả năng thu hồi lên đến hơn 2,7 triệu USD.

Được biết, tôm xuất khẩu cho nước ngoài, phần lớn Cofidec nhập khẩu từ 2 công ty của Trung Quốc (nguyên liệu trong nước sử dụng rất ít). Để che giấu số tiền bị chiếm đoạt bởi các hợp đồng ký gửi không thu tiền được cũng như việc chiếm dụng tiền thanh toán cho 2 công ty của Trung Quốc, Nguyễn Thanh Xuân đã lập hồ sơ giả để cấn trừ nợ hơn 384.575 USD giữa Cofidec với Công ty Pacific King (Mỹ) và Công ty Fuqing City Dongyi (Trung Quốc), nhưng hành vi này cũng bị phát hiện...

 

                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục