Hà Nội là địa bàn tập trung đông dân cư, nhu cầu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao rất lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của thành phố mới chỉ đáp ứng khoảng 3% - 5% nhu cầu thị trường. Vì vậy, ngành nông nghiệp TP Hà Nội đang từng bước xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao thông qua mô hình liên kết "bốn nhà" đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác cho nông dân.

Hà Nội có hơn 192,7 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 120 nghìn ha trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện: Ba Vì, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Ðức, Thường Tín... Với đặc thù là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước, thị trường tiêu thụ lúa gạo tại chỗ, nhất là lúa gạo chất lượng cao rất lớn. Chỉ tính riêng mười quận nội thành, trung bình một năm tiêu thụ khoảng 67 nghìn tấn gạo chất lượng cao. Những năm qua, ngành nông nghiệp thành phố  đã tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), giống mới cho nông dân, tuy nhiên, tỷ lệ trồng lúa chất lượng cao của Hà Nội mới chỉ chiếm khoảng 8% - 14% diện tích trồng lúa với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, bộ giống còn nghèo nàn. Công nghệ sau thu hoạch như phơi, sấy, bảo quản, chế biến lúa chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết trong định hướng sản xuất - tiêu thụ sản phẩm của những doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp...

Theo Giám đốc Trung tâm giống cây trồng Hà Nội Nguyễn Bá Sướng: Dự kiến, đến năm 2015, nhu cầu lượng gạo hằng năm phục vụ cho nhân dân Hà Nội ước tính khoảng 1,53 triệu tấn (gồm hơn 1,22 triệu tấn dùng làm lương thực ăn hằng ngày và hơn 306 nghìn tấn dùng cho chăn nuôi, chế biến...) đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao bài bản, quy mô lớn. Ðể đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, TP Hà Nội đã xây dựng Chương trình phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao từ 2010 đến năm 2015 với mục tiêu đưa giống, kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, tạo vùng lúa quy mô tập trung ở tám huyện trọng điểm. Trong đó, giải pháp liên kết 'bốn nhà' gồm nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế vào sản xuất, bảo quản, chế biến được chú trọng hàng đầu. Trung tâm giống cây trồng Hà Nội lựa chọn các giống lúa mới chất lượng cao hoặc nhập khẩu một số giống nguồn gốc Japonica, Indica... làm tiền đề cho việc mở rộng diện tích sản xuất; từng bước hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho một số vùng sản xuất lúa hàng hóa trọng điểm; phối kết hợp với doanh nghiệp, các huyện, hợp tác xã trong thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo huấn luyện 45 - 50 nghìn lượt nông dân về quy trình sản xuất, phương thức thâm canh lúa chất lượng cao... 

Thực hiện chương trình, ngay trong năm 2010, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã triển khai xây dựng mô hình lúa chất lượng cao các giống  Nàng xuân, Tám thơm đột biến, T10, LT2... được hơn 1.270 ha (vụ xuân triển khai được 600 ha, vụ mùa 670 ha) ở một số vùng trọng điểm lúa như HTX Phú Phong, Phú Phượng của huyện Phú Xuyên; HTX Thanh Văn, Tam Hưng, huyện Thanh Oai; HTX Ðồng Phú của huyện Chương Mỹ... và tổ chức khai giảng 13 lớp tập huấn kỹ thuật, 26 lớp huấn luyện chuyển giao kỹ thuật cho hơn ba nghìn lượt nông dân. Trong quá trình triển khai giống lúa hàng hóa chất lượng cao cho thấy các giống lúa sinh trưởng, phát triển tốt với các thông số về chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt của mỗi bông lúa đều đạt tỷ lệ cao. Kết quả kiểm tra đánh giá nghiệm thu, các giống lúa chất lượng cao được triển khai đều phù hợp đồng đất, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác cho năng suất đạt 53-55 tạ/ha (vụ xuân) và 50-52 tạ/ha (vụ mùa); lúa hàng hóa, chất lượng cao cho hiệu quả cao hơn 5,3 triệu đồng/ha so với giống lúa đại trà trồng đối chứng. Tổng giá trị sản xuất giống lúa hàng hóa năm 2010 cao hơn giống đại trà đối chứng gần 6,8 tỷ đồng.  Ðáng chú ý, quá trình liên kết 'bốn nhà'  được thực hiện chặt chẽ, tạo thành một 'quy trình' khép kín trong phát triển, tiêu thụ sản phẩm. Qua kết quả các hội nghị, hội thảo về xây dựng, phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao, nhiều ý kiến của các nhà khoa học cùng với các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã chỉ đạo quy trình sản xuất, quản lý chất lượng lúa bảo đảm cho năng suất cao, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp nhanh chóng đưa được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp bà con nông dân phát triển sản xuất phù hợp đặc điểm canh tác, nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác. Sự tham gia của các doanh nghiệp như: Công ty Hưng Trung Việt, Công ty phân phối, bán lẻ VNF1, Công ty Thái Dương, Công ty cổ phần lương thực Hồng Hà, Công ty Chaoful (Ðài Loan)... đăng ký, hợp tác với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội và các HTX thực hiện tốt việc thu mua, chế biến, bảo quản sản phẩm, tạo sự ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Ðặc biệt, các hợp tác xã và bà con nông dân triển khai mô hình sản xuất tập trung, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu gieo mạ, cấy, chăm sóc bón phân và phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch lúa. Nông dân các HTX từng bước thay đổi tập quán canh tác, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và yên tâm vào đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng vùng sản xuất và thương hiệu cho lúa chất lượng cao Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thị trường với mục tiêu gieo trồng khoảng 90 nghìn ha lúa hàng hóa chất lượng cao vào năm 2015.

                                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục