Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo. Ảnh: Chị Nguyễn Thị Hương, xóm Hông, xã Tuân Lộ đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập 50 triệu đồng/năm.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo. Ảnh: Chị Nguyễn Thị Hương, xóm Hông, xã Tuân Lộ đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập 50 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Sáng tạo trong điều hành đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đây, nguồn vốn chính sách đã đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, 4 tổ chức hội, đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên chính là cơ sở vững chắc để NHCSXH tin tưởng ủy thác thực hiện cho vay vốn ưu đãi, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ dân, giúp họ đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn vay.

 

Kiềng... 4 chân

 

Theo ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh, công tác ủy thác, phối hợp giữa NHCSXH với 4 tổ chức hội, đoàn thể là phương pháp quản lý tín dụng đặc thù, vừa giúp ngân hàng xác định đúng đối tượng chính sách, vừa đảm bảo minh bạch, công khai, giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng, chi phí đi lại của người dân, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa kênh tín dụng chính sách. Với cơ chế này, khi vay vốn từ NHCSXH, người dân nghèo không chỉ được vay với lãi suất thấp mà còn được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt mà không ngân hàng thương mại nào có được.

 

Cụ thể, ưu đãi lớn nhất khi vay vốn từ NHCSXH đối với người dân là vay mà vay vốn không phải thế chấp tài sản. Đó là chưa kể, khi vay vốn từ NHCSXH, người dân được tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các thủ tục vay vốn thông qua đại diện của ngân hàng là các tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, bản. Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập, nhằm tập hợp những người có nhu cầu vay vốn thành tổ, các thành viên trong tổ có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau. Với lợi thế là người sinh sống ngay tại địa bàn, hơn ai hết, họ hiểu rõ hoàn cảnh của từng gia đình, nhu cầu của bà con lối xóm. Chính họ là người giúp ngân hàng trực tiếp tìm hiểu nhu cầu vay vốn của người dân, sau đó, tổ chức bình xét các hộ đủ tiêu chuẩn và giúp người dân thực hiện toàn bộ các thủ tục. Do đó, việc vay vốn vừa đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, đúng đối tượng, vừa đảm bảo thuận lợi cho người vay.

 

Trên cơ sở hồ sơ vay vốn do địa phương gửi lên, ngân hàng đưa các tổ lưu động về phục vụ bà con tại xã, người dân chỉ việc đến trụ sở xã để nhận tiền vay. Nếu không thực hiện cho vay vốn ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, ngân hàng không thể làm được việc đó. Vì vậy, có thể khẳng định, các hội, đoàn thể chính là cánh tay nối dài của NHCSXH trong dẫn vốn đến đúng đối tượng nhanh, kịp thời.

 

Điều đáng ghi nhận trong hoạt động dẫn vốn của các tổ chức hội, đoàn thể là đã khéo léo kết hợp các buổi sinh hoạt với việc tuyên truyền sử dụng đồng vốn đúng mục đích bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây cũng là dịp để nâng cao trình độ của những người quản lý tổ TK&VV, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở xác nhận đúng đối tượng cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, thực hiện tốt 6 công đoạn ủy thác với NHCSXH… Thực tiễn cho thấy, địa phương nào tổ chức tốt hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội với “chân rết” là các tổ TK&VV thì hiệu quả sử dụng đồng vốn tương đối cao. Điều này cũng giải thích vì sao nguồn vốn chính sách tuy nhỏ nhưng lại đi vào cuộc sống người dân nhanh và bền chặt như vậy, bởi hơn ai hết, người làm công tác đoàn thể ở địa phương hiểu hội viên của mình cần gì.

 

 

Giúp nông dân thoát nghèo

 

Xóm Hông, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) có 93 hộ, có khoảng 20 hộ nghèo. Ở đây hầu hết các hộ nghèo, đối tượng chính sách đều được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Anh Bùi Văn Thành, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Hông cho biết: Tổ có 36 thành viên dư nợ đạt 522 triệu đồng tập trung vào 5 chương trình tín dụng là hộ nghèo, HSSV, NS&VSMT, SXKD và làm nhà ở. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

 

Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Hương cũng như bao hộ dân khác chủ yếu làm nông nghiệp với diện tích 4 sào ruộng cơ bản đảm bảo lương thực. Gia đình chị có 5 khẩu, bố chồng già yếu, nuôi 2 con ăn học nên thuộc đối tượng hộ nghèo nhiều năm liền. Từ năm 2011, gia đình chị được vay vốn HSSV lo cho 2 con đi học, hiện con lớn đã ra trường và đi làm, con thứ 2 đang học liên thông lên đại học. Chị Hương tâm sự: Mặc dù gia đình khó khăn nhưng các con rất ham học, vì thế, vợ chồng chị bàn nhau dù nghèo cũng cố xoay xở cho con đến trường. Nhờ có vốn vay từ chương trình HSSV của NHCSXH đã phần nào giúp chị vơi bớt khó khăn. Không chỉ được vay vốn từ chương trình HSSV, gia đình chị còn được vay 30 triệu đồng từ chương trình sản xuất - kinh doanh đầu tư chăn nuôi lợn. Hiện, trong chuồng nhà chị có 3 con lợn nái và 25 con lợn con. Chị Hương chăn nuôi theo hình thức gối vụ, lấy ngắn nuôi dài, bình quân 1 năm bán được 60 con lợn giống. Thu nhập từ chăn nuôi lợn của gia đình chị đạt khoảng 50 triệu đồng.

 

Đến hết tháng 9, dư nợ uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội trên 1.500 tỉ đồng với 107.826 hộ còn dư nợ với 1.942 tổ TK&VV. Trong đó, dư nợ cho vay của NHCSXH qua các tổ TK&VV do Hội ND đạt 408.731 triệu đồng với 811 tổ, chiếm 27,1%, dư nợ của Hội phụ nữ 419.545 triệu đồng với 786 tổ; dư nợ của Hội CCB là 346.350 triệu đồng với 695 tổ; dư nợ của Đoàn Thanh niên 332.787 triệu đồng với 650 tổ. Các tổ chức Hội là “cầu nối” để nguồn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách nhanh và bền vững. Hiện, tỷ lệ thu nợ, thu lãi đạt chỉ tiêu đề ra, nợ quá hạn thấp hơn tỷ lệ cho phép, việc huy động tiết kiệm tự nguyện của người nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt kết quả khả quan, nhiều hộ nghèo được Hội hướng dẫn đã sử dụng vốn vay hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.

 

Vấn đề rất quan trọng của việc uỷ thác là hiệu quả sử dụng vốn vay nên các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng kiến thức mới vào sản xuất. Hàng năm có hơn 20.000 lượt nông dân nghèo vay vốn được tham gia các lớp khuyến nông, mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ áp dụng kiến thức mới, nhiều hộ nông dân đã sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn trả vốn và lãi đúng hạn, không chỉ xóa đói - giảm nghèo thành công mà còn trở thành điển hình làm kinh tế giỏi.

 

 

                                                                                  Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục