Rau su su, nông sản đặc trưng của xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang khai thác tốt thị trường Hà Nội thông qua kênh giao dịch hiệu quả là tham gia sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội.

Rau su su, nông sản đặc trưng của xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang khai thác tốt thị trường Hà Nội thông qua kênh giao dịch hiệu quả là tham gia sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội.

(HBĐT) - Theo kế hoạch hợp tác đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh ta sẽ chú trọng thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng rau an toàn (RAT) với quy mô khoảng 10.000 ha/năm, trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêu thụ sản phẩm RAT tại thị trường rất giàu tiềm năng là thành phố Hà Nội.

 

Cụ thể hóa quyết tâm khai thác thị trường Hà Nội cho sản phẩm RAT, đầu năm 2013, Sở NN&PTNT đã ký kết với Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội “Thỏa thuận phối hợp về sản xuất, tiêu thụ RAT”. Theo đó, đã thống nhất các nội dung: lựa chọn các sản phẩm thế mạnh, có tiềm năng của tỉnh đưa vào thị trường Hà Nội; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung; thống nhất biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn theo quy định; phối hợp kiểm tra vùng sản xuất và sản phẩm để kiểm soát chất lượng sản phẩm RAT của tỉnh đưa về Hà Nội từ khâu sản xuất, sơ chế đến khâu lưu thông, tiêu thụ; xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm RAT như mở cửa hàng, điểm bán hàng, điểm phân phối trên thị trường Hà Nội; khuyến khích và kết nối các doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ RAT giữa hai tỉnh, thành phố.

 

Thực hiện thỏa thuận đã ký kết, Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội có trách nhiệm hỗ trợ quản lý sản xuất RAT, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để quảng bá, thông tin và giới thiệu sản phẩm. Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm xây dựng vùng RAT tập trung, quản lý chặt chẽ chất lượng RAT đưa về Hà Nội, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm RAT tại Hà Nội, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong cung ứng RAT đảm bảo chất lượng cho thị trường Hà Nội. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm mục đích mang sản phẩm RAT chất lượng tốt của Hòa Bình đến với thị trường Hà Nội. Được biết, đây là thị trường lớn đối với sản phẩm RAT nói riêng và các loại sản phẩm nông, lâm sản nói chung. Hiện, thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau khoảng 12.041 ha, tương đương 29.000 ha gieo trồng/năm, sản lượng ước đạt 570.000 tấn/năm, tương đương 1.560 tấn/ngày. Trong khi đó, nhu cầu rau xanh của thành phố khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm. Với 12.041 ha canh tác rau trên, thành phố có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô, 40% lượng rau còn lại phải nhập về từ các địa phương khác. Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố, một trong những giải pháp quan trọng mà Hà Nội đang thực hiện là phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT, hợp tác quản lý sản xuất  tiêu thụ RAT với các tỉnh lân cận trong đó có tỉnh Hòa Bình.

 

Vùng sản xuất RAT của tỉnh ta dự kiến sẽ có tổng diện tích khoảng 10.000 ha/năm, tập trung chủ yếu tại một số xã vùng cao của huyện Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi và một số vùng ven của thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong. Trước mắt, tại các buổi làm việc chuyên đề, Chi cục BVTV hai tỉnh, thành phố đã bàn bạc, dự kiến kế hoạch hợp tác quản lý và cung cấp một số sản phẩm rau, quả đặc trưng của Hòa Bình đưa về Hà Nội trong thời gian tới, như: khoai sọ của xã Phúc Sạn (Mai Châu), tỏi tía của xã Pù Bin, Loong Luông (Mai Châu), bí xanh từ vùng quy hoạch sản xuất tập trung của 5 xã thuộc huyện Yên Thủy, ngọn và quả su su của xã Quyết Chiến (Tân Lạc), cam ở huyện Cao Phong.

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Khai thác thị trường Hà Nội vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. Để đạt được mục tiêu, vấn đề cốt lõi đặt ra đối với tỉnh ta là phải xây dựng được vùng sản xuất RAT tập trung, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng RAT đưa về Hà Nội. Vấn đề này đã được Sở NN&PTNT xác định rõ khi ký kết thỏa thuận phối hợp về sản xuất, tiêu thụ  RAT với Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội. Theo đó, Sở NN&PTNT sẽ tích cực xúc tiến các hoạt động: lựa chọn sản phẩm rau thế mạnh của tỉnh cung cấp cho thị trường Hà Nội, xây dựng các vùng sản xuất tập trung; thẩm định và cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT; tổ chức chỉ đạo, giám sát sản xuất, sơ chế RAT ở các vùng này nhằm đảm bảo chất lượng; đảm bảo đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc RAT đưa về Hà Nội; chủ động thanh kiểm tra các sản phẩm RAT của tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phầm và thông tin kịp thời cho Hà Nội để phối hợp quản lý; tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hà Nội trong việc kiểm tra RAT tại nơi sản xuất, sơ chế của tỉnh Đây là những động thái tích cực hứa hẹn trong tương lai không xa, sản phẩm RAT của tỉnh sẽ được tiêu thụ tốt trên thị trường Hà Nội.

 

 

 

                                                                        Thu Trang

 

 

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục