Huyện Tân Lạc phát triển được trên 200 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.   ảnh: Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối cho thu nhập trên 600 triệu đồng /năm.

Huyện Tân Lạc phát triển được trên 200 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. ảnh: Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối cho thu nhập trên 600 triệu đồng /năm.

(HBĐT) - Sau 4 năm xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. 3 xã điểm Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê đang tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích năm 2015.

 

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những năm qua, huyện Tân Lạc luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp mang tính bền vững trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Vì thế, huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi xã, có cơ chế, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Thực hiện Nghị quyết số 10 của Huyện uỷ về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013-2020, đến nay, trên địa bàn huyện đã phát triển được trên 200 ha bưởi các loại, tập trung nhiều ở các xã Mãn Đức, Thanh Hối...

 

Thực tế trong quá trình xây dựng NTM, các xã đã tự tìm được thế mạnh riêng để khai thác hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình ở các xã Mãn Đức, Lỗ Sơn đã xây dựng được cánh đồng giá trị cao với các loại cây như bí thương phẩm, cây lấy hạt. Các xã Thanh Hối, Ngọc Mỹ phát triển khá mạnh chăn nuôi trâu, bò hàng hoá. Các xã vùng cao trồng ngô, su su, tỏi tía, trồng rừng kinh tế... Tuy nhiên, ở các xã vẫn còn tình trạng diện tích sản xuất của từng nông hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng KH -KT vào sản xuất chưa triệt để, thiếu vốn sản xuất. Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, việc trước mắt là thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trong 4 năm (2011 - 2014), huyện đã thực hiện 19 mô hình phát triển sản xuất tập trung vào các mô hình chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá, trồng trọt.. với hơn 1.000 hộ tham gia, tổng kinh phí trên 1,8 tỉ đồng. Các mô hình đều phù hợp với nhu cầu của người dân nên được nhân rộng và có hiệu quả kinh tế. Đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 23 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,03%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90%. Bên cạnh đó, ngành nghề nông thôn cũng được chú trọng phát triển, trên địa bàn huyện đã thành lập được một số cơ sở SX -KD như xưởng chế biến gỗ, sấy ngô, làm chổi chít... bước đầu đem lại hiệu quả, sản phẩm làm ra được tiêu thụ.

 

Phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong những mũi nhọn quan trọng của xây dựng NTM. Trong những năm qua, ở huyện Tân Lạc ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình, dự án, huyện đã phát huy được sức mạnh cộng đồng, huy động sức người, sức của, tiền đóng góp của nhân dân để góp phần xây dựng hạ tầng nông thôn. Năm 2014, huyện được phân bổ trên 14 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các công trình giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hoá. Theo thống kê, toàn huyện đã huy động được 7.121 hộ dân tham gia hiến 123, 13 ha đất các loại để làm đường GTNT và các công trình hạ tầng, trong đó, đất lúa có 33,37 ha, đất vườn 40,96 ha, đất thổ cư 30,44 ha, đất khác 18, 36 ha. Qua đánh giá, đến nay có 3 xã phấn đấu về đích năm 2015 đã đạt 16 tiêu chí. Toàn huyện có 15 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Trên cơ sở nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được phân bổ năm 2015 trên 22 tỉ đồng, huyện đã phân bổ cho các xã xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, ưu tiên cho 3 xã về đích.

 

Để chương trình xây dựng NTM mới đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục tập trung phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, lấy nền tảng sức dân là cơ bản. Các ngành hỗ trợ, định hướng nhằm giúp các xã thực hiện các tiêu chí đã được đề ra. Tiếp tục huy động các nguồn lực, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho nông thôn, phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, mục tiêu đến năm 2020 có 8 xã đạt chuẩn NTM.

 

 

                                                                 Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục