Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.

Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.

(HBĐT) - Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông, huyện Lương Sơn đã quan tâm phát triển kinh tế HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

 

Nhận thức của người dân được nâng lên, người dân đã đầu tư phát triển và ứng dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, đồng thời mở rộng diện tích trồng rau, củ, quả tạo ra sản phẩm đặc trưng được thị trường chấp nhận. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên, đạt 78 triệu đồng/ha; hệ số sử dụng đất đạt 2,44 lần.

 

Những năm qua, bằng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án và đóng góp của nhân dân, toàn huyện đã triển khai xây dựng 170 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, như: Mô hình khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới, mô hình trồng hoa, trồng rau hữu cơ, trồng cây ăn quả, cây Chanh leo, cây Macca, cây dược liệu; mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt, hươu, nuôi gà sinh học, gà thả vườn, nuôi lợn rừng, vịt Bầu Bến...; tổ chức 350 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho 10.500 lượt người tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 12.269 triệu đồng. Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Vắcxin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện.

 

Đến năm 2015, huyện có tổng đàn trâu, bò là 12.087 con (trong đó, đàn bò sữa đã có 217 con, cho sản lượng sữa trong năm 288 tấn), đàn lợn 68.600 con, đàn gia cầm 1,2 triệu con. Chăn nuôi đang là nghề sống chính và làm giàu của nhiều hộ và chiếm 58% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ngoài ra, các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh và đa dạng hơn, toàn huyện có 28 hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX ngày càng có hiệu quả; một số doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự kinh tế hợp tác phát triển.

 

Những nỗ lực đó đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 19,2 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.  Các xã về đích NTM năm 2015 có thu nhập gần 30 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 chỉ còn 4,75%, giảm 8,28% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 1,65%. Qua đánh giá, hết năm 2015, 100% xã trong huyện đạt tiêu chí thu nhập và tiêu chí về cơ cấu lao động và 17/19 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; 10/19 xã đạt tiêu chí về hình thức tố chức sản xuất.

 

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc, như: Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, không tạo ra sản phẩm quy mô hàng hóa lớn, chất lượng không đồng đều, khó thu hút công nghiệp chế biến và đầu tư của doanh nghiệp; năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn. Trình độ sản xuất của người dân chưa chuyên nghiệp hóa, mức độ cơ giới hóa chưa cao; thiếu sự gắn kết giữa người nông dân với đơn vị tiêu thụ sản phẩm, việc hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng còn hạn chế. Việc phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa tập trung; các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có chuyển biến tích cực. Một số HTX chậm đổi mới, hoạt động kém hiệu quả. Do đó, huyện mong muốn có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, du nhập các nghề mới để tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân khu vực nông thôn. 

                                                             

                                                          Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Trung tâm Dạy nghề huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức lớp sơ cấp dạy nấu ăn với 25 học viên tham gia.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hoàn thành giải ngân các nguồn vốn trong năm 2015

(HBĐT) - Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015 là 1.358,4 tỷ đồng, gồm: nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 266,5 tỷ đồng, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 605,7 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 341,2 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu Quốc gia 145 tỷ đồng.

Triển khai chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 năm 2015

(HBĐT) - Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bắt đầu triển khai Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 năm 2015. Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ thực hiện đào đắp 236.000 m3 đất, xây kè 11.000 m3 đá, phát dọn 875.000 m2 kênh mương, mái đập, huy động khoảng 274.000 ngày công, tổng kinh phí thực hiện khoảng 16.442 triệu đồng. Các huyện có khối lượng công việc thực hiện nhiều nhất là Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Lạc Thủy…

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hệ thống sông, suối của tỉnh được phân bố đồng đều với tổng chiều dài 393 km, riêng sông Đà dài nhất 151 km bao gồm cả hạ lưu và thượng lưu thủy điện Hòa Bình. Hồ chứa thủy điện dài 80 km, có diện tích gần 8.900 ha là tiềm năng lớn để phát triển nghề cá. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Thế nhưng nguồn lợi thủy sản sông Đà đang bị đe dọa và sụt giảm do việc đánh bắt, khai thác quá mức. Vì vậy rất cần những giải pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà.

Hướng dẫn mới về hình thức lựa chọn nhà thầu

(HBĐT) - Ngày 26/10/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Theo đó, hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

Hội nhập AEC và TPP - từ chuyện nguồn nước đến thương hiệu

Chỉ còn hơn một tháng nữa, cộng đồng kinh tế Đông - Nam Á (AEC) chính thức “mở cửa” cho một không gian kinh tế khu vực rộng lớn hơn. Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ nối liền 12 nước bên bờ đại dương, trong đó có Việt Nam. Hội nhập toàn cầu không chỉ là sự cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp mà còn là câu chuyện của người tiêu dùng khi phải nhận thức được tính toàn cầu hóa về chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá, để tạo ra một thị trường bình đẳng.

Quy định mới về chuyển DNNN thành Công ty cổ phần

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; trong đó có một số quy định mới về xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác; cơ cấu vốn cổ phần lần đầu cũng như bổ sung chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục