Trong khi đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự vòng loại World Cup 2022, thì các đối thủ của chúng ta hoặc buộc phải sa thải HLV, hoặc không có các trận đấu quốc tế trong giai đoạn này.

Việc bị loại khỏi vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á gây tác hại lớn hơn so với tưởng tượng của nhiều đội bóng trong khu vực.

Đội tuyển Thái Lan buộc phải sa thải HLV Akira Nishino, do đội bóng đất Chùa Vàng chịu áp lực quá lớn từ sau thất bại ở vòng loại thứ hai hồi tháng 6/2021.

Điều đáng nói là Thái Lan sa thải HLV đương nhiệm, trong bối cảnh mà họ chưa tìm ra được người thay thế tốt hơn: Các HLV ngoại không nhận được sự tín nhiệm của giới bóng đá Thái Lan, không được lòng người hâm mộ, trong khi các HLV nội e dè với sự thiếu chắc chắn ở vị trí HLV đội tuyển quốc gia (5 năm gần nhất, tuyển Thái Lan thay đến 4 HLV).

Lợi thế lớn của đội tuyển Việt Nam so với các đối thủ ở Đông Nam Á - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Từ sau khi sa thải HLV Nishino, đội tuyển Thái Lan vẫn chưa tìm được HLV mới.

Sự việc mới đây Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) công bố ứng cử viên mới người Tây Ban Nha, được giới thiệu là thầy cũ của Messi ở đội trẻ Barcelona là ông Eusebio Sacristan, thực chất chỉ là động thái làm giảm sức ép từ phía người hâm mộ, chứ chưa chắc ông Eusebio Sacristan là HLV giỏi, bởi việc huấn luyện đội trẻ và huấn luyện đội lớn khác xa nhau.

Bóng đá Thái Lan lúc này đầy tham vọng, khát khao giành lại vị trí số một Đông Nam Á từ tay đội tuyển Việt Nam. Thế nhưng, vấn đề của bóng đá đất Chùa Vàng là giành lại vị trí ấy bằng HLV nội hay HLV ngoại?

Nếu là HLV nội thì ngay đến Kiatisuk Senamuang cũng từng bị chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan Somyot Poompunmuang từng nhận xét là không đủ trình độ để nâng tầm đội tuyển Thái Lan, dẫn đến việc Kiatisuk phải từ chức hồi đầu năm 2017. 

Còn nếu là HLV ngoại thì lại không dễ tìm người phù hợp. Cả hai HLV ngoại từng nắm đội tuyển Thái Lan từ giữa năm 2017 đến giờ, gồm Milovan Rajevac (người Serbia) và Akira Nishino (người Nhật) đều từng có kinh nghiệm cầm quân tại VCK World Cup, nhưng đều không thể mang lại thành công cho tuyển Thái Lan.

Lợi thế lớn của đội tuyển Việt Nam so với các đối thủ ở Đông Nam Á - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đội tuyển Việt Nam có may mắn hơn nhiều đối thủ ở Đông Nam Á, nhờ chúng ta có cơ hội cọ xát với nhiều đội mạnh ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.

Trong khi đó, hai đội mạnh khác tại Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia lại khủng hoảng theo hướng khác. Malaysia không biết nên đi theo con đường nào để phát triển nhân lực: Dùng cầu thủ tự đào tạo và trưởng thành ở trong nước hay tiếp tục theo đuổi chính sách dùng cầu thủ nhập tịch?

Còn Indonesia cho đến giờ vẫn chưa kiểm chứng được năng lực của HLV Shin Tae-yong (người Hàn Quốc), dù ông Shin đã có hơn 1,5 năm nắm đội bóng xứ vạn đảo, nhưng lại chỉ mới trải qua một giải đấu chính thức, mà đấy lại là giải đấu mà Indonesia đã chắc chắn bị loại ngay trước khi HLV Shin Tae-yong chính thức cầm quân.

Khủng hoảng khác mà Malaysia và Indonesia đang đối diện, đó là khủng hoảng lịch thi đấu. Việc không thể tham dự vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á như đội tuyển Việt Nam, khiến cho Malaysia và Indonesia không thể tìm thấy các cơ hội cọ xát quốc tế trong những ngày tới.

Các trận đấu trong tháng 9 tới đây của Malaysia đã bị hủy, do Liên đoàn bóng đá nước này (FAM) đánh giá nó chưa cần thiết vì Malaysia chưa làm nhiệm vụ quốc tế.

Điều đó khiến cho HLV Tan Cheng Hoe của Malaysia phải lên tiếng: "Chúng tôi hy vọng rằng tháng 10 và tháng 11 tới đây tuyển Malaysia sẽ được bật đèn xanh để đá giao hữu. Tôi đang thảo luận với ban kỹ thuật của FAM, để chuẩn bị cho các trận giao hữu trong thời gian nói trên".

So với các đối thủ trên, đội tuyển Việt Nam may mắn hơn nhiều, vì việc lọt vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, giúp cho đoàn quân của HLV Park Hang Seo có điều kiện cọ xát với các đội tuyển mạnh nhất châu lục và nâng tầm đẳng cấp như Nhật Bản, Australia hay Saudi Arabia.

Theo Dân trí

Các tin khác


Olympic Tokyo 2020: Từ Tokyo đến Paris

Khi lá cờ Olympic trên sân vận động Quốc gia Nhật Bản ở thủ đô Tokyo được hạ xuống trong lễ bế mạc tối 8/8, Chủ tịch Ủy ban Olympic nước chủ nhà đã trao cho Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach. Sau đó, Thị trưởng nữ đầu tiên của Paris, bà Anne Hidalgo xuất hiện, nhận lấy lá cờ và phất cao lên đánh dấu một sự tiếp nối đáng chờ đợi sau 3 năm nữa.

Cơ hội cho đoàn thể thao Mỹ vượt lên đứng đầu bảng tổng sắp huy chương

Trên bảng tổng sắp huy chương, Đoàn thể thao Mỹ tiếp tục nuôi hy vọng lội ngược dòng trước đoàn thể thao Trung Quốc khi chỉ kém 2 HCV (36 so với 38) nhưng vượt trội về số HCB (39 so với 31).

Kết quả thi đấu ngày 6/8: Đoàn Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết thúc ngày thi đấu 6/8, Top 3 bảng tổng sắp huy chương Olympic Tokyo không thay đổi khi vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về đoàn Trung Quốc, sau đó lần lượt là Mỹ và chủ nhà Nhật Bản.

Ưu tiên những gì phù hợp

Olympic Tokyo 2020 là dấu lặng với thể thao Việt Nam bởi các tuyển thủ của chúng ta thất bại trong mục tiêu giành huy chương, bởi sự thua sút về thành tích của vận động viên (VĐV) Việt Nam so với VĐV của nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Singapore tại đại hội thể thao lớn nhất hành tinh. VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh có hai trận thắng, Nguyễn Huy Hoàng bơi không tệ, Quách Thị Lan lọt vào vòng bán kết nội dung chạy vượt rào 400m nữ khá may mắn... Chừng đó là không đủ để làm hài lòng người hâm mộ thể thao nước nhà.

Vừa tập luyện vừa phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngay sau khi UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL có những chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, với đặc thù là nơi đào tạo tài năng thể thao thành tích cao cho tỉnh, trường Năng khiếu, huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao (TDTT) tỉnh vừa phải chấp hành nghiêm các quy định về PCD, vừa phải duy trì việc tập luyện hàng ngày của các vận động viên (VĐV), học sinh. Việc duy trì tập luyện trong mùa dịch là điều hết sức cần thiết, góp phần phát triển thể lực, giữ vững và nâng cao thành tích cá nhân, ổn định tâm lý, sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để tham gia tranh tài tại một số giải đấu lớn được tổ chức trong thời gian tới.

Brazil - Tây Ban Nha: Trận chung kết bóng đá nam Olympic được kỳ vọng

Brazil và Tây Ban Nha là hai đội bóng đã giành quyền vào chơi trận Chung kết môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020 vào ngày 7/8 tới. Đây cũng là hai cái tên được dự đoán từ đầu giải đấu có khả năng cao đi tới trận đấu cuối cùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục