Sáu năm sau ngày giành chức vô địch Euro 2004 trên sân Bồ Đào Nha, Hy Lạp xem ra chỉ còn hư danh khi thua Hàn Quốc 0-2 trong trận mở màn bảng B vào tối 12-6

 
Thất bại chứng tỏ sự sa sút không phanh của bóng đá Hy Lạp và không rõ có liên quan gì đến khủng hoảng kinh tế tại nước này hay không. Trước đó, họ không giành được quyền tham dự VCK World Cup 2006 và sa sút ở Euro 2008.
 
Thay cho lối chơi phòng ngự phản công chặt chẽ, Hy Lạp giờ đây thủ kém và công kém hiệu quả. Cả hai bàn thua đều do hàng thủ. Nếu bàn đầu thủ môn không làm chủ được khu vực 5,50 m thì bàn thứ hai, các hậu vệ lại để Park Ji Sung đi bóng trước khi dứt điểm gọn gàng. Vậy mà trước trận, tiền vệ C. Patsatsoglou cho biết đã nghiên cứu rất kỹ băng ghi hình về ngôi sao đang chơi cho M.U này!
 
Chê Hy Lạp không có nghĩa là đánh giá thấp chiến thắng của Hàn Quốc. Đội bóng từ xứ sở kim chi không còn sung mãn như dưới thời G. Hiddink cách đây 8 năm, nhưng kinh nghiệm của một tập thể có đến 10 ngôi sao đang thi đấu ở châu Âu – nhiều nhất trong lịch sử những lần đội tuyển Hàn Quốc dự World Cup – giúp họ biết tận dụng tốt cơ hội và đứng vững để bảo vệ thành quả đạt được. Họ dùng đúng chiêu phòng ngự phản công từng giúp Hy Lạp vô địch châu Âu 2004 để trừng phạt thầy trò ông Rehhagel.
 
 

 

Park Chu Young đi bóng giữa các hậu vệ Hy Lạp. Ảnh: REUTERS


 

Nếu tiền đạo Park Chu Young tận dụng tốt chỉ một trong ba cơ hội anh có được vào tối 12-6, chiến thắng sẽ càng ấn tượng hơn. Khi đó, Hàn Quốc sẽ càng có lợi thế trong cuộc đua suất nhì bảng với Nigeria.
 
Chiến thắng này giúp HLV Huh Jung Moo trở thành nhà cầm quân Hàn Quốc đầu tiên giành chiến thắng ở một VCK World Cup bên ngoài châu Á. Bốn năm trước, Hàn Quốc giành trận thắng World Cup đầu tiên trên đất khách với sự dẫn dắt của HLV D. Advocaat.
 
 
 
                                                            Theo NLĐ
 

Các tin khác

Công Vinh tin tưởng vào quá trình hội nhập của BĐVN với thế giới
Các diễn viên múa Nam Phi biểu diễn tại lễ khai mạc World Cup 2010.

Nam Phi chia điểm cùng Mexico ngày khai mạc

Trận đấu khai mạc giữa chủ nhà Nam Phi và Mexico đã diễn ra với khá nhiều các cung bậc cảm xúc và phần nào đáp ứng được sự kỳ vọng của khán giả hâm mộ. Dù cả hai đội đều chỉ có thể rời sân với một kết quả hòa nhưng như vậy là đủ để họ tiếp tục có quyền hy vọng.

Hôm nay 11-6, khai mạc Vòng chung kết Cúp vô địch bóng đá Thế giới 2010 tại Nam Phi: Bắt đầu những ngày hội bóng đá sôi động

Sau nhiều năm vượt qua khó khăn, nỗ lực chuẩn bị, Nam Phi đã sẵn sàng cho ngày khai cuộc Vòng chung kết Cúp vô địch bóng đá Thế giới 2010 (World Cup 2010) sẽ diễn ra từ tối nay 11-6, đến hết ngày 10-7. Lần đầu tiên, một quốc gia của châu Phi đã vinh dự được đăng cai tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Toàn thể nhân dân nước chủ nhà nói riêng và châu Phi nói chung cùng hàng tỷ người trên thế giới đang háo hức đón chào sự kiện thể thao trọng đại này.

Gỉai bóng đá nữ vô địch quốc gia 2010 TKS Việt Nam - Phong Phú Hà Nam 0-0: Ghìm chân nhau

Không có tiền vệ Mai Lan (7), TKS Việt Nam còn vắng tiền vệ chủ chốt Lê Thị Thương (9) khiến tuyến giữa đội bóng đất mỏ chơi khá chệch choạc. HLV Đoàn Minh Hải quyết định đưa tiền đạo Bùi Thị Phượng (21) về đá vị trí tiền vệ trung tâm cùng Nguyễn Thị Hạnh (13). Tuy nhiên, bộ đôi này chơi khá mờ nhạt.

Pele dự đoán Tây Ban Nha và Brazil là mạnh nhất

Tại World Cup 2010, có rất nhiều những đội bóng mạnh nhưng trong dự đoán của vua bóng đá Pele, Tây Ban Nha và Brazil sẽ là hai đội bóng có cơ hội cao nhất giành chức vô địch vì đây là hai đội bóng mạnh nhất.

Uruguay - Pháp, thuốc thử liều cao cho đương kim Á quân

Phong độ nghèo nàn và quá nhiều bất ổn nội bộ có thể khiến đội đương kim Á quân thế giới phải trả giá đắt trong trận ra quân World Cup 2010 với đối thủ Nam Mỹ tối nay.

Cơ hội của chủ nhà Nam Phi: Sức mạnh những tiếng kèn

Không ai được phép bỏ qua lợi thế chủ nhà của những VCK World Cup. Đã rất nhiều kỳ World Cup, đội tuyển nước chủ nhà đạt được những thành công ngoài mong đợi, ít nhất cũng lọt đến vòng 2 như Mỹ, Nhật, thậm chí có thể vào đến tận bán kết như Hàn Quốc. Chính vì những thành công của nước chủ nhà khi tổ chức ở các “vùng trũng” như Đông Á hay Bắc Mỹ, mà FIFA mới có “cớ” để đưa World Cup về châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục