Sơn mài truyền thống VN đang được xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO
Sau thành công của Hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO vinh danh vào năm 2015, Việt Nam tiếp tục tham gia xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đệ trình UNESCO xét ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hướng đi mới đem đến cho Di sản văn hóa Việt Nam thêm cơ hội được UNESCO vinh danh.
Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL khẳng định: "Việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia không chỉ giúp Việt Nam có thêm di sản văn hóa được đệ trình UNESCO mà hơn thế còn đem đến cho chúng ta những kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản". Thực tế, với 10 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, Việt Nam là một trong những nước có kinh nghiệm xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO. Nhưng với hồ sơ đa quốc gia thì sau hồ sơ Nghi lễ và trò chơi kéo co đã được UNESCO công nhận, Nghề sơn mài truyền thống chỉ mới là hồ sơ đa quốc gia thứ hai mà Việt Nam tham gia. Với hồ sơ đa quốc gia, mỗi diễn giải của Việt Nam cũng phải cô đọng, súc tích hơn và phải tìm những chi tiết đặc trưng nhất của di sản ở Việt Nam, bên cạnh các diễn giải về di sản của các nước khác tham gia hồ sơ đa quốc gia. Những năm gần đây, UNESCO đã quy định về hạn mức hồ sơ đệ trình của các quốc gia thành viên vào các danh sách của Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003. Theo đó, cứ hai năm một lần các quốc gia thành viên mới được đệ trình 1 hồ sơ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, UNESCO cũng luôn khuyến khích các quốc gia thành viên xây dựng hồ sơ đa quốc gia về các di sản có tính tương đồng, phổ biến ở các khu vực, di sản hiện diện ở nhiều quốc gia. Các hồ sơ đa quốc gia không ảnh hưởng đến hạn mức hồ sơ đệ trình của các quốc gia thành viên. Vì thế, việc tham gia hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co và Nghề sơn mài truyền thống trước hết tăng thêm hạn mức cho Việt Nam, có thêm di sản đệ trình UNESCO xét vinh danh. Nhận diện nét riêng của di sản văn hóa Việt Nam Bên cạnh đó, trong công tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia đệ trình UNESCO cũng giúp chúng ta nhận diện những nét chung và nét riêng của di sản ở Việt Nam với các nước cùng tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia. Từ đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng có những hoạch định đúng đắn hơn. Đơn cử như Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành phổ biến ở cả bốn nước là Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines nhưng chỉ duy ở Việt Nam mới có kéo co ngồi. Cụ thể, hai đội kéo co ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HN ngồi bệt xuống đất, chân co chân duỗi, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo co trên ruộng hoặc nền đất. Đây là một tập quán độc đáo của kéo co ở Việt Nam mà các nước cùng tham gia hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co như Campuchia, Hàn Quốc và Philippines không có. Lẽ dĩ nhiên, sau khi được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Kéo co ngồi ở Thạch Bàn, quận Long Biên, HN là một đặc trưng quan trọng mà Việt Nam cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy. Hiện Việt Nam đang triển khai xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đề nghị UNESCO xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một trong những điểm mấu chốt trong công tác xây dựng hồ sơ di sản này ở Việt Nam là chúng ta phải xác định được cái chung và nét riêng của nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam. Bên cạnh việc sử dụng nhựa của cây sơn để làm tranh tương đối giống với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam có nét khác biệt là tranh sơn mài nghệ thuật. Khác với tranh sơn mài mỹ nghệ phổ biến ở nhiều nước, nghề sơn mài của Việt Nam có một điểm độc đáo nhất là đã phát minh ra chất liệu sơn mài sử dụng trong sáng tác mỹ thuật. Chất liệu sơn mài dùng để sáng tác mỹ thuật đã được các thế hệ họa sĩ ở Việt Nam chế tác, tiếp tục từ đầu những năm 20 của thế kỷ XIX cho đến nay. Về kỹ thuật, tranh sơn mài nghệ thuật ở Việt Nam cũng có thêm thao tác mài được lặp đi lặp lại trong nhiều lớp sơn, tạo nên chiều sâu rất khác biệt của tranh sơn mài nghệ thuật Việt Nam. Công tác xây dựng hồ sơ di sản đệ trình UNESCO với những hoạt động như kiểm kê, nhận diện di sản, xây dựng chương trình hành động bảo vệ di sản... dù là hồ sơ quốc gia hay hồ sơ đa quốc gia cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nếu như Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO công nhận năm 2015 đã có Chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản này ở Việt Nam thì với Nghề sơn mài truyền thống, nhiều khoảng trống cần thiết phải được nhận diện đầy đủ, sớm triển khai công tác bảo tồn như việc khôi phục lại nghề trồng cây sơn ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hay việc nghiên cứu về kỹ thuật pha chế sơn, đánh sơn để giữ được màu sơn bền lâu... Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL nhìn nhận: "Nghề thủ công truyền thống Việt Nam có nhiều điểm sáng nhưng chưa có nghề nào được UNESCO vinh danh. Nếu được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bên cạnh sự tôn vinh các nghệ nhân, họa sĩ..., nghề sơn mài truyền thống cũng sẽ là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được tôn vinh, quảng bá trên trường quốc tế".
Theo Baovanhoa
Ngay sau đêm chung khảo phía Bắc, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, 36 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2016 chính thức bước vào phần thi “Người đẹp biển”. Đây là hoạt động đầu tiên trên hành trình chinh phục vương miện của các thí sinh, được diễn ra tại sân khấu Mặt trời của Khu du lịch quốc tế Tuần Châu.
(HBĐT) - Ngày 19/7, Công ty cổ phần Du lịch Hoà Bình tổ chức Họp báo giới thiệu tác phẩm “Đà Giang đại hợp xướng”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu. UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các nhạc sĩ, văn nghệ sĩ trong nước, các phóng viên báo chí trung ương và địa phương.
(HBĐT) - Tối 17/7, huyện Tân Lạc đã tổ chức tổng kết và trao giải hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2016.
(HBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) phối hợp với Chương trình Phát triển vùng huyện Yên Thủy tổ chức khóa đào tạo giảng viên nguồn Chiêng Mường tại địa phương.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1728/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.
Hội An đẹp không chỉ vì phố cổ, chùa Cầu, không chỉ bởi ánh đèn lồng lấp lánh, bài chòi, hoa đăng… mà còn bởi một điều rất đặc biệt.