(HBĐT) - Những làn điệu hát ví, hát đối, ru ún, thường rang, bộ mẹng giờ đây lại được vang ngân, lan tỏa cùng nhịp sống đổi mới trên khắp các bản làng Mường Bi. Không chỉ hát ở các dịp lễ hội, các cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ, dân ca Mường đang ngày càng phổ biến hơn qua lời hát ru bên nôi, khi tỏ tình nam nữ, hát sắc bùa trong lễ hội đầu xuân, hát thường rang khi làm nương rẫy...

 


Làn điệu dân ca là món ăn tinh thần đặc sắc, không thể thiếu trong hoạt động Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2020.

Theo đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Tân Lạc, những năm gần đây, cùng với việc quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói chung, các làn điệu dân ca Mường được chú trọng lưu giữ, phát triển.

Năm 2019, cùng với 2 lớp truyền dạy các bài chiêng khoảng 60 học viên, huyện mở 1 lớp dạy dân ca Mường tại xóm Chiến, xã Vân Sơn với 30 người từ các xóm, xã vùng cao của huyện theo học. Theo chia sẻ của nghệ nhân Bùi Thị Miên, xã Phong Phú - người trực tiếp truyền dạy dân ca thì việc học ngày càng thu hút nhiều lứa tuổi. Nhiều người cao tuổi cũng muốn tham gia, theo dõi để khắc sâu thêm những làn điệu của dân tộc, quê hương. Đặc biệt, sau mỗi khóa học, các học viên đều phát huy được vốn kiến thức, kỹ năng đã học, góp phần đưa các làn điệu dân ca gần gũi hơn với cuộc sống, nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở và sự hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân.

Ngoài nghệ nhân Bùi Thị Miên, trên địa bàn huyện còn có hàng chục nghệ nhân am hiểu, tâm huyết với việc truyền dạy nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn các làn điệu dân ca. Những thế hệ tiếp nối giờ đây cũng đã trở thành nghệ nhân truyền dạy dân ca Mường như các anh, chị: Bùi Thị Mơ ở xã Ngọc Mỹ; Bùi Thị Bính ở xã Đông Lai; Bùi Thị Thư, Đinh Thị Đưn, Bùi Thị Nga, Bùi Văn Hoàng ở xã Phong Phú... Kể từ năm 2016, việc mở các lớp truyền dạy dân ca Mường đã thu hút trên 200 học viên tham gia. Học viên là những hạt nhân nòng cốt trong biểu diễn, lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa, những làn điệu dân ca tại cơ sở.

Trong vài năm gần đây, ý thức về giá trị của dân ca Mường nói riêng, bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói chung được khơi dậy trong cộng đồng. Năm 2017, lần đầu tiên có 1 câu lạc bộ (CLB) bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được ra mắt tại xóm Ngòi, xã Suối Hoa. Năm 2019 có thêm 1 CLB bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được thành lập ở xóm Định, thị trấn Mãn Đức. Các CLB đẩy mạnh hoạt động truyền dạy đánh chiêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, hát đối đáp, thường rang, bộ mẹng, duy trì việc mặc trang phục dân tộc, giữ gìn bản sắc qua lời ăn tiếng nói...

Với quyết tâm không để các làn điệu dân ca Mường bị mai một, huyện tập trung những giải pháp thiết thực, cụ thể khác như phối hợp với Phòng GD&ĐT mở lớp dạy dân ca trong giờ học ngoại khóa của học sinh tại các nhà trường. Qua đó, giúp các em hiểu được giá trị dân ca, có ý thức bảo tồn các làn điệu dân ca. Tổ chức hoạt động lễ hội làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, giới thiệu bản sắc văn hóa tới du khách bốn phương. Thường xuyên tổ chức hội diễn văn nghệ, giao lưu văn nghệ cụm xã nhằm động viên, đánh giá chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Từ đây, các làn điệu dân ca như hát sắc bùa, thường rang, bộ mẹng... đã và đang dần phổ biến trong đời sống của người dân Mường Bi.  

                                                                   Bùi Minh


Các tin khác


Ngày sách Việt Nam lần thứ 7: Tình yêu không giãn cách trong mùa dịch

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, Ngày sách Việt Nam 2020 diễn ra theo hình thức online từ ngày 19.4 đến 20.5. Trong 1 tháng diễn ra hội sách, hàng chục sự kiện được tổ chức trực tuyến để tránh tình trạng tập trung đông đúc nơi công cộng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Phim tài liệu chống dịch

Hiện tại, một số dự án phim tài liệu đã kịp thời bắt nhịp, ghi lại hành trình cả nước tích cực phòng, chống dịch Covid-19. Làm phim đúng giai đoạn dịch bệnh là công việc không dễ dàng, song bằng tinh thần quyết tâm và nỗ lực đặc biệt, những nhà làm phim đã sẵn sàng vượt khó.

Khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ở Việt Nam

Ngày 19-4, tại Cục tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".

Triển lãm mỹ thuật trực tuyến về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Triển lãm mỹ thuật trực tuyến chùm tác phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Bùi Huy Vọng - miệt mài trên "cánh đồng" dân gian Mường

(HBĐT) - Cũng do thường liên lạc với nhà nghiên cứu dân gian Mường Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) về việc dịch thuật các bài báo tiếng Việt sang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử, nên người viết có nhiều điều kiện để biết về anh. Có lần, nghe tiếng trả lời cùng tiếng gió vi vút trong điện thoại: "Tôi đang đi điền dã ở xã vùng cao Tự Do. Ngày mai tôi về"; lần khác gọi lại nghe tiếng trả lời náo nức: "Nay tôi đi gặp thầy mo Bùi Văn Minh (xã Văn Sơn) để sưu tầm, tra cứu tư liệu một số áng mo Mường"…

Tưởng nhớ Lưu Quang Vũ với “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”

Kỷ niệm 72 năm ngày sinh nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, Giai điệu tự hào tháng 4 phát sóng lúc 20 giờ 40 ngày 19-4 trên VTV1 là một chương trình nghệ thuật đặc biệt với tên gọi "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục