(HBĐT) - Cùng cán bộ văn hóa xã Xuân Phong (Cao Phong), chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Bui (83 tuổi), xóm Rú 5 - một nghệ nhân, người “giữ lửa” cho chiêng Mường nơi đây. Cụ là người truyền lại cho bao thế hệ con cháu trong xã về giá trị và cách đánh chiêng Mường.
Cụ Bùi Văn Bui, xóm Rú 5, xã Xuân Phong (Cao Phong) hướng dẫn con cháu cách đánh chiêng.
Theo cụ Bui, với người Mường, chiêng và sinh hoạt văn hóa chiêng có từ lâu đời và đã trở thành một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Mường. Chiêng Mường gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng người Mường. Chiêng là tài sản có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Trong bữa cơm cúng tất niên, đêm giao thừa và sáng sớm đầu năm, tiếng chiêng được vang lên từ mỗi nóc nhà để mời gọi tổ tiên về ăn tết. Trong các dịp lễ hội khai hạ, hội xuống đồng, lễ cầu mưa..., tiếng chiêng trầm bổng, ngân nga khắp xóm trên, mường dưới, vang khắp núi đồi. Trong sinh hoạt hàng ngày, chiêng còn được sử dụng là hiệu lệnh báo động khi có giặc hay hỏa hoạn xảy ra. Khi có việc quan trọng như đám cưới, mừng nhà mới, đám tang đều cần có tiếng chiêng trầm đục, lặng buồn đưa đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên.
Với ý nghĩa to lớn của tiếng chiêng trong đời sống sinh hoạt của người Mường, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Xuân Phong luôn quan tâm bảo tồn và phát huy văn hóa chiêng Mường. Hiện nay, toàn xã có 325 chiếc chiêng, là xã có số lượng chiêng lớn nhất của huyện Cao Phong. 12/12 xóm đều có đội chiêng. ở xóm Rú 5 và xóm Rú 6, số lượng chiêng và nghệ nhân nhiều nhất. Điển hình ở một số hộ như gia đình ông Bùi Văn Châu ( xóm Rú 6) là hộ có chiêng cổ và tốt nhất xã hay gia đình ông Bùi Văn Bui ( xóm Rú 5), gia đình ông Bùi Văn Bương (xóm Rú 4)... Điều đáng mừng ở xã Xuân Phong là số lượng chiêng phân bố ở nhiều hộ dân. Các gia đình luôn có ý thức bảo vệ và giáo dục thế hệ con cháu cách đánh chiêng và trình diễn. Hầu hết lứa tuổi thanh niên đều tham gia vào đội chiêng của các xóm. Lứa tuổi thiếu nhi cũng chăm chỉ tiếp thu cách đánh một bài chiêng từ các nghệ nhân truyền dạy.
Đội chiêng của xã Xuân Phong thường xuyên tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ của tỉnh như tại kỳ Đại hội TD-TT tỉnh, Xuân Phong có 200 tay chiêng tham gia trình diễn. Các sự kiện quan trọng của huyện Cao Phong, đoàn chiêng của xã đều tham gia với số lượng đông nhất. Mỗi khi xã có công việc trọng đại, tiếng chiêng vang lên như thông báo với tất cả bà con.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Mạo, cán bộ phụ trách văn hóa xã Xuân Phong cho biết: Tiếng chiêng đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Xuân Phong. Chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị của chiêng. Trong các cuộc họp dân, sinh hoạt xóm, chính quyền luôn tuyên truyền bảo tồn văn hóa chiêng Mường. Các bậc tiền bối về chiêng đến từng nhà để hướng dẫn cho thế hệ sau hiểu chính xác về cách đánh chiêng và trình diễn chiêng. Trước các buổi trình diễn đội chiêng luôn được các nghệ nhân trong xã đến duyệt và đưa ra những nhận xét để những tay chiêng rút kinh nghiệm. Từ đó, tiếng chiêng vang lên tròn trịa, thanh thoát, mang hơi thở của đất Mường Thàng. Để thế hệ trẻ thấu hiểu giá trị thiêng liêng của tiếng chiêng trong đời sống văn hóa người Mường, Đoàn thanh niên đã đưa việc học đánh chiêng trở thành phong trào thi đua giữa đoàn viên các xóm với nhau.
Theo đồng chí Bùi Văn Mạo, việc bảo quản chiêng là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, xã Xuân Phong còn nhiều chiêng cổ để bảo quản. Chúng tôi gác chiêng lên xà nhà hoặc treo lên vách nhà. Một quy tắc của người Mường là không úp miệng chiêng vào trong hay xuống dưới. Khi nghỉ giải lao, người ta ngồi xuống không quên đặt chiêng xuống theo quy tắc ngửa miệng chiêng có như vậy mới giữ được âm thanh trầm bổng, thanh thoát của chiêng.
Thu Thủy
Chương trình Lễ hội mặt nạ Trung thu được tổ chức tại Nhà Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 4-9.
Thông tin nghệ sĩ Hán Văn Tình trở bệnh nặng với tiên liệu “rất xấu” đã được nhiều bạn bè, nghệ sĩ thân thiết với ông chia sẻ trên các trang mạng cá nhân từ ngày 2-9. Suốt những ngày qua, bạn bè người thân túc trực ở Bệnh viện Ung bướu Việt Hưng để chăm sóc cho nghệ sĩ.
(HBĐT) - Mùa thu tháng Tám, dường như là thời điểm du khách khắp mọi miền đất nước dành thời gian tổ chức những chuyến hành trình về nguồn. Trong hành trình đó, Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam (1946 - 1947) tại đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Tại đây “Tờ bạc con trâu xanh”, tờ bạc tài chính Cụ Hồ ra đời là vũ khí sắc bén trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của đất nước.
(HBĐT)-Ngày 1/9, Sở VH-TT&DL đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo TU, cùng các đồng chí lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh.
(HBĐT)-Sáng ngày 1/9, đoàn kiểm tra của TT HĐND tỉnh, do đồng chí Đinh Văn Dực, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Mai Châu để kiểm tra chuyên đề về kết quả thực hiện xây dựng nhà văn hoá xóm, bản của địa phương. Cùng tham dự có lãnh đạo văn phòng HĐND, các ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo sở NN&PTNT, sở VH,TT&DL.
(HBĐT) - Tháng 8 mưa ngâu, tiết trời “hạ nhiệt” sau những ngày hè oi ả. Trên những vạt rừng, tiếng ve chỉ còn lại du dương trong dư âm mùa hạ. Lúc này là độ bà con các xã vùng cao của huyện Tân Lạc được ngơi tay sau vụ ngô vừa thu hoạch để đón những đợt gió mát và vui vầy bên nhau đón Tết Độc lập.