Những ai đã một lần đến Hoàng Su Phì, một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, đều không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi. Từ những thửa ruộng bậc thang này, nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo gắn với cây lúa của bà con đã được lưu giữ và có ý nghĩa quan trọng cho tới hôm nay. Bởi chính những nét duyên ấy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một lần nữa có tên trong Di sản quốc gia Việt Nam.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang). Theo Trung tâm Văn hóa du lịch và Thể thao Hoàng Su Phì, huyện có 12 dân tộc sinh sống bằng lúa nước. Để tạo nên những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, cộng đồng cư dân nơi đây đã phải trải qua quá trình lao động mệt nhọc, cần cù, sáng tạo, khéo léo và tính toán kỹ lưỡng từ việc lựa chọn vùng đất, khai phá, đắp bờ, dẫn nước đến việc canh tác. Việc đắp bờ ruộng cũng đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm thiết kế cả hệ thống các thửa ruộng bậc thang, tùy vào thế đất, địa hình mà tạo nên những khoảnh ruộng rộng, hẹp, dài, ngắn, cao, thấp khác nhau. Thường là vào tháng 5, tháng 6, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống các ngọn núi thì nước được dẫn từ đỉnh núi xuống ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra, giúp bà con có thể cấy lúa. Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Điều thú vị là những bậc thang mùa nước đổ loang loáng trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp thật hiếm có... Ông Vương Đào Toóng, thôn Suối Thầu, xã Bản Luốc cho biết: "Hàng trăm năm qua, ruộng bậc thang không chỉ mang lại cho con người những mùa vàng no ấm mà còn góp phần hình thành rất nhiều sinh hoạt văn hóa, lễ hội gắn với các hoạt động nông nghiệp, trong đó phải kể đến lễ mừng cơm mới". Lễ mừng cơm mới của đồng bào các dân tộc thiểu số Hà Giang có từ lâu đời. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của hầu hết đồng bào vùng cao, trong đó có người La Chí ở huyện Hoàng Su Phì. Cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm, khi những triền ruộng bậc thang trải một mầu vàng óng như dát vàng trên lưng núi, đó là thời điểm người La Chí bắt đầu vào vụ thu hoạch mới. Không giống các lễ cúng khác, lễ mừng cơm mới không tập trung tại một địa điểm nhất định mà được tổ chức ngay tại gia đình. Ngay sau khi thu hoạch lúa về, mỗi hộ gia đình làm nông nghiệp chọn ngày tốt để cúng, lấy gạo mới gặt về nấu. Vì vậy, tục gọi là cúng cơm mới. Qua tục cúng này cũng nhằm cầu mong cho vụ lúa năm sau được bội thu... Cho đến giờ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vẫn thấm đẫm bao mồ hôi của những con người sống nơi rẻo cao miền núi này, không chỉ đơn giản là ruộng lúa mà là cả công trình nghệ thuật, là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc cùng sinh sống tại nơi đây. Theonhandan |
(HBĐT) - Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016 đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-BTC ngày 11/10/2016 về việc phê duyệt chương trình tổng thể các hoạt động Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016.
(HBĐT) - “Quê hương Nam Thượng bao la/ Danh lam thắng cảnh quê nhà giàu sang / Có hồ dẫn nước quanh nhà / Có đường đi lại xóm làng yên vui / Ruộng ao có cá chân bèo / Quyết tâm xóa đói - giảm nghèo…”. Những lời ca ngọt ngào của bài dân ca Mường “Lưu Thủy” được các cụ Hội NCT xã Nam Thượng (Kim Bôi) thể hiện đã đi vào trái tim của bao người. Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi.
Có rất nhiều phóng sự ảnh về người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp từ ngoại hình đến nhân cách sống, tinh thần lao động, đức tính chịu thương chịu khó và hi sinh gửi đến Cuộc thi phóng sự ảnh Việt Nam - Đất nước - Con người.
(HBĐT) - Sáng 19/10, BCĐ về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác 9 tháng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Vừa qua, Công đoàn Tổng công ty Cổ phần may xuất khẩu Sông Đà đã tổ chức Hội diễn Văn nghệ quần chúng chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Những bộ sưu tập áo dài duyên dáng đầy mầu sắc đậm chất Hà Nội trong đêm khai mạc Festival Áo dài Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng khán giả.