(HBĐT) - Sáng 8/11, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Phiên chợ vùng cao chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ các thành viên BTC Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016. Tham dự có thành viên BTC Phiên chợ; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố.
Toàn cảnh hội nghị.
Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016 được tổ chức tại Trung tâm Thương mại bờ trái Sông Đà (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình), là địa điểm gặp gỡ, giao lưu, mua bán các sản phẩm hàng hóa do chính người dân địa phương làm ra. Đồng thời, Phiên chợ cũng góp phần tôn vinh, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, quảng bá du lịch của địa phương trong dịp Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình. Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016 diễn ra trong 3 ngày (từ 17-19/11). Thiết kế được dàn dựng với 50 gian hàng tiêu chuẩn có mái che và bố trí 1 khu bán hàng ngoài trời, với tổng diện tích trên 4.000m² chia thành các khu trong chợ gồm: Khu trưng bày bán các loại sản phẩm hàng hóa của địa phương, doanh nghiệp; khu không gian ẩm thực; khu bán hàng ngoài trời; khu sân khấu....
Hội nghị đã thông qua kế hoạch tổ chức khai mạc và bế mạc Phiên chợ vùng cao 2016. Yêu cầu mỗi huyện, thành phố tham gia 4 gian hàng gồm: 2 gian hàng tại khu trưng bày bán các loại sản phẩm hàng hóa của các địa phương, 1 gian hàng giới thiệu, bán đồ ăn uống, ẩm thực truyền thống và 1 ô bán hàng ngoài trời. Các địa phương, doanh nghiệp, các đơn vị tham gia phiên chợ cần chuẩn bị chu đáo, các sản phẩm hàng hóa phải thực sự tiêu biểu, đa dạng, đặc sắc của địa phương; các sản phẩm hàng hóa trưng bày, giới thiệu và bán tại phiên chợ phải đảm bảo chất lượng nhằm quảng bá tiềm năng phát triển của từng địa phương, đơn vị và đảm bảo số lượng để tham gia suốt thời gian diễn ra phiên chợ.
Các thành viên Ban tổ chức, các đơn vị huyện, thành phố tham gia Phiên chợ được phân công nhiệm vụ cụ thể như: tham mưu cho BTC; phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động của chợ trên các phương tiện thông tin đại chúng; theo dõi, trực và kiểm tra đảm bảo công tác vệ sinh ATTP; tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, ATGT, PCCC tại khu vực; xây dựng phương án đảm bảo nguồn điện cung cấp và bố trí hệ thống lưới điện hợp lý để cung cấp cho hoạt động của Phiên chợ vùng cao...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016 mang một ý nghĩa lớn nhân dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình năm 2016. Căn cứ vào kế hoạch đã ban hành, các thành viên BTC, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội nông dân tỉnh và các đơn vị huyện, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia Phiên chợ cần phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công đảm bảo tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả và an toàn để lễ hội và hội chợ diễn ra thành công.
Thu Hằng
(HBĐT) - Ngày 5/11, làng Cời, xã Tân Vinh huyện Lương Sơn đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2016. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo tỉnh đoàn, huyện Lương Sơn, xã Tân vinh và đông đảo nhân dân Làng Cời.
(HBĐT) - Hiện nay trong dân gian Mường có tồn tại ít nhất 2 bản sự tích thuộc thể loại văn vần dân gian truyền miệng kể về nguồn gốc của Lúa Gạo. Mỗi bản có nội dung mang tính ngã rẽ khác nhau, về tên gọi cũng khác nhau. Bài văn vần Mo đeé Kảw - Mo Đẻ Gạo, được sử dụng trong Mo tang lễ kể chuyện đêm khuya. Bài văn vần Đỏn bôông Kơm tlải lọ - Đón bông cơm trái lúa được sử dụng trong các nghi lễ làm vía. Qua khảo sát của tác giả cả hai bản kể trên chủ yếu lưu truyền trong người Mường ở vùng Lạc Sơn và một số huyện khác. Trong văn bản công bố trong cuốn “Vốn cổ văn hóa Việt Nam, Đẻ đất - Đẻ nước” của Trương Sĩ Hùng - Bùi Thiện Nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa Thông tin, Hà nội 1995. Cuốn “Lễ hội Đình Khênh“ của chính tác giả, Nxb Thời đại 2011 đều có bản sưu tầm về hai bài văn vần trên.
Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào trong đời sống dân tộc Mường tại tỉnh nhằm khẳng định Bộ chữ dân tộc Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 3/11, KDC mến Bôi, xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi đã tổ chức ngày hôi đại đoàn kết toàn dân và tổng kết CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn mình” năm 2016. Đến dự chúc mừng ngày hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh; Huyện ủy Kim Bôi, Đảng ủy, chính quyền, MTTQ xã Hợp Kim và đông đảo nhân dân KDC Mến Bôi, xã Hợp Kim.
(HBĐT) - Thời gian qua, Hội sinh vật cảnh (SVC) tỉnh đã không ngừng tìm kiếm, sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng để trưng bày tại triển lãm SVC diễn ra từ ngày 17- 25/11.
(HBĐT) - Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Công văn 4237/BVHTTDL-VHCS về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.