(HBĐT) - Một chiều cuối năm Bính Thân 2016, cùng cán bộ văn hoá xã Sủ Ngòi (thành phố Hoà Bình), chúng tôi ra thăm đình Ngòi. Đi trên đê Quỳnh Lâm nhìn xuống làng Ngòi xưa từ xa xa đã thấy mái đình thấp thoáng. Tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng, tường xây bao quanh, đình làng Ngòi được phục dựng lại uy nghiêm, bề thế.

 

Anh Đinh Văn Tý, cán bộ văn hoá xã Sủ Ngòi cho biết: Đình được phục dựng ngay tại vị trí của đình làng Ngòi xưa (nay là xóm 2). Do đình cũ xuống cấp nên hầu như toàn bộ kiến trúc gỗ của đình đều bị hư hỏng, mối mọt còn sử dụng lại được 8 cột cái. Trước đây, gần như tất cả các xóm của xã đều có đình của xóm, song trải qua thời gian, chiến tranh chỉ còn duy nhất đình Ngòi giữ được đến hôm nay.

 

Theo các cụ cao niên trong làng truyền lại, đình Ngòi có từ khá lâu. Đáp ứng  nhu cầu về thờ cúng thần linh để dân khang vật thịnh. Đã có làng thì phải có nơi để gửi gắm tâm linh, sinh hoạt văn hoá cộng đồng, từ đó đình Ngòi ra đời, khi ấy làng Ngòi chỉ 37 nóc nhà. ông Nguyễn Minh Tân, người cao tuổi ở xóm 2, xã Sủ Ngòi cho biết: Đình Ngòi gắn liền với đời sống người dân, là nơi hoạt động văn hoá tâm linh không thể thiếu. Đình thờ tam vị thượng đẳng thần Tản Viên Sơn Thánh, ngoài ra còn thờ thành hoàng làng, bản thổ và sơn thần, thổ địa. Đình cũng là nơi diễn ra các lễ hội của làng, trong đó, lễ Khai hạ là lễ hội lớn nhất được tổ chức vào ngày 7/8 tháng giêng hàng năm. Ngoài ra còn có lễ xuống đồng tổ chức vào ngày 5/2, lễ cấy thần nông vào ngày mồng 3 hoặc 5/6, lễ tết trung thu ngày 15/8, lễ cơm mới ngày 15/10. Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài các hoạt động mang tính nghi lễ, rước kiệu còn diễn ra nhiều trò chơi như chơi đu, chọi gà, đánh đáo, đánh rồi… thu hút đông đảo nhân dân tham dự. Tuy nhiên, lễ hội đình Ngòi được diễn ra lần cuối cùng vào khoảng năm 1952, 1953. Những năm 30 của thế kỷ trước, đình Ngòi đã được trùng tu nâng cấp, song trải qua thời gian, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt lại bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh tàn phá nên đã xuống cấp hư hỏng nặng, nay đình được phục dựng nhân dân rất vui mừng, phấn khởi. Đặc biệt, vài chục năm mai một, ngày 5/2 (tức ngày 9 tháng giêng năm Đinh Dậu, lễ hội đình Ngòi được phục dựng đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân.

 

Đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (thành phố Hoà Bình) được phục dựng năm 2013 đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân.

 

Đồng chí Vũ Duy Trọng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý di tích tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 200 đình, đền, chùa, miếu, trong đó có 46 đình. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế có đến 80% đình chỉ còn lại nền móng cần phục dựng lại. Hiện có khoảng 10 đình được xếp hạng di tích cấp tỉnh, gần 20 đình đưa vào danh mục kiểm kê. Đình Ngòi là một trong số ít đình được phục dựng gần như nguyên bản, ngoài ra còn có đình Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ), đình Cổi, xã Bình Chân (Lạc Sơn) … Trước kia, hầu hết các làng, xóm Mường ở tỉnh ta đều có đình. Đình là biểu trưng tinh thần của làng xã. Tuỳ mỗi nơi, vùng mà đình thờ các vị thần khác nhau, trong đó đa phần thờ Tam vị Tản Viên Sơn thánh, quốc mẫu hoàng bà, thờ thành hoàng làng, các nhân thần hào kiệt có công cứu nước, cứu dân được muôn phương thờ cúng, nhân thần người địa phương có công với làng với xóm được nhân dân địa phương thờ cúng. Kiến trúc đình cũng có sự khác nhau, ở những huyện giáp với đồng bằng như Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ kết cấu gần giống với đình dưới xuôi, có kiến trúc cầu kỳ, trạm trổ tinh vi. Ngược lại đình Mường được làm theo kiểu nhà sàn truyền thống của người dân địa phương, không trang trí hoa văn cầu kỳ, thường là những ngôi nhà sàn nhỏ. Ngoài ra, nhiều đình được xây dựng có sự giao thoa giữa đình Kinh và đình Mường. Bên cạnh đó, những đình được phục dựng lại quy mô cũng không đồ sộ như đình dưới xuôi, chủ yếu là xây gian nhỏ để thờ.

 

Đình làng ở tỉnh ta gắn liền với lễ hội, là nơi diễn ra hội làng, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân. Cũng theo ông Nguyễn Minh Tân, khác với vùng đồng bằng, đình làng là nơi hội họp bàn việc làng xã. Với người Mường dưới chế độ lang, đạo việc làng, việc nước chủ yếu làm ở nhà lang, còn đình làng là nơi tổ chức lễ hội làng, là nơi tưởng nhớ, thờ cúng các vị thần, thành hoàng làng, những người có công với nước, với dân. Với mỗi người, đình là nơi linh thiêng nên đều có ý thức trân trọng, khi đi qua hay vào đình đều một lòng thành kính, không sỗ sàng. Cùng với đền, chùa, miếu, đình là những thiết chế văn hoá cổ truyền không thể tách rời trong tâm thức, đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh. Việc khôi phục lại những ngôi đình đã bị mai một là nhu cầu và mong muốn của nhân dân để đình làng - biểu tượng văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh quan trọng được lưu giữ trường tồn.

 

 

                                                                  Hà Thu 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Không thể để mặc lễ hội biến thành nơi hoang phí tiền bạc, thời gian

Cả một tháng Giêng âm lịch (tháng 2 dương lịch) chỉ có “ăn chơi”, với mắt nhìn của các nhà kinh tế thì đó là một sự hoang phí vô cùng.

3 ngày, đón 4.600 du khách quốc tế du lịch đường biển

Từ ngày 6 đến 8-2-2017, 2.400 du khách (Mỹ, Anh, Canada, Úc) theo tour tàu biển Celebrity Millennium đã cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), bắt đầu chương trình tham quan cố đô Huế, Hội An, Đà Nẵng và thánh địa Mỹ Sơn. Sau đó, tàu Celebrity Millennium sẽ đến Quảng Ninh đưa du khách tham quan Hạ Long, Hà Nội.

Lễ khai hội đền Rem

(HBĐT)- UBND thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) vừa tổ chức Lễ khai hội đền Rem năm 2017. Tham dự lễ hội có lãnh Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ huyện Lạc Thủy và đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Khai hội di tích Nhà máy in tiền

(HBĐT) - Ban tổ chức các lễ hội huyện Lạc Thủy vừa tổ chức lễ báo công dâng Bác và khai hội di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê thuộc xã Cố Nghĩa.

Họp báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6

(HBĐT) - Tại khách sạn Melia Hanoi, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức họp báo về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6; Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 và Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4.

Hội Lim 2017: Nghiêm cấm hát nhạc mới, xin tiền

Ban tổ chức (BTC) Lễ hội Lim (Bắc Ninh) cho biết, năm nay sẽ quyết liệt hơn trong việc quản lý lễ hội như nghiêm cấm “liền anh liền chị” ngả nón xin tiền, hát nhạc mới, hát chèo, hát văn, nhảy đồng. Ngày mai (12 tháng Giêng) hội Lim chính thức khai hội, nhưng hội chính sẽ diễn vào ngày 13 tháng Giêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục