(HBĐT) - Ngày 1-2/4, tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tham dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch đầu tư, Học viện Dân tộc; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Đà Bắc cùng đông đảo nhân dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận.

 

Mường Chiềng là trung tâm cụm 7 xã vùng cao huyện Đà Bắc, có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 90% so với tổng dân số của xã. Lễ hội cầu Mường là một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của người Tày, Đà Bắc. Lễ hội này diễn ra từ khi các dòng họ của người Tày bắt đầu về sinh sống và khai phá đất Mường Xồng, tức Mường Chiềng ngày nay để lập nghiệp. Lễ hội cầu Mường, (tiếng Tày gọi là Cau Mương) được tổ chức vào dịp đầu năm để tưởng nhớ tổ tiên, thành hoàng các họ mạc huyện Đà Bắc đã có công sức khai phá, tạo dựng lên bản, lên Mường, đồng thời bày tỏ sự tôn kính với thần đất, thần nước, thần rừng đã ưu ái tạo mưa thuận, gió hòa cho người dân bản Mường có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đặc biệt, lễ hội Cầu Mường còn tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn của các dòng họ đang sinh sống trên mảnh đất Mường Chiềng, giúp đồng bào chiến thắng giặc Pháp và tay sai trong những năm kháng chiến.

 

 

 

Nam thanh, nữ tú dâng lễ vật cầu Mường.

 

Năm 1953, giặc Pháp càn quét đến Mường Xồng và phát hiện nơi tổ chức lễ hội cầu Mường (tức nhà thờ bản Mường của người Tày và các dòng họ tại bản Chum Nưa) nên đã châm lửa đốt đi. Đến cuối năm 1953, các dòng họ và dân bản Mường đã bàn bạc, quyết định chuyển địa điểm và dựng lại nhà thờ tại xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng. Từ năm 1955, lễ hội cầu Mường kết thúc. Hơn 60 năm trôi qua, lễ hội cầu Mường chưa một lần được phục dựng lại, do vậy những giá trị lịch sử, văn hóa đang có nguy cơ bị thất truyền.

 

 

 

Hướng dẫn dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tày cho chị em phụ nữ của địa phương.

 

Lễ hội cầu Mường được diễn ra trong 2 ngày với 2 phần lễ và hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi thức Lễ cúng Ma rừng tại bừ suối Bồ Bằm, xã Giáp Đắt mời thần linh, thô công, thổ địa, ma rừng long vương, diêm vương về nhận lễ tuyên bố lý do làm lễ cầu Mường. Tiếp đến là nghi thức lễ cúng Thầy và cúng Cầu Mường tại nhà văn hoá xóm Nà Mười do thầy cúng cùng phụ lễ, đội xoè nghi lễ trống, chiêng, pí và đại diện 12 dòng họ thực hiện để bày tỏ sự tôn kính với thần đất, thần nước, thần rừng đã ưu ái tạo mưa thuận giáo hòa cho người dân bản Mường có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Sang phần hội được được diễn ra sôi nổi, hấp dẫn với các hoạt cảnh sắc xuân, nghi lễ vào hội và vòng xoè đoàn kết với 6 điệu xoè cổ của dân tộc Tày. Ngoài ra, tại lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các xóm trong xã; các gian hàng giới thiệu và trình diễn nghề truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, thuốc nam, chữ Tày…; thi đan thủ công giữa các xóm, thi các môn thể thao dân tộc.

 

 

Đông đảo du khách tham quan và mua sắm tại các gian hàng trưng bày sản phẩm truyền thống của người dân đia phương.

 

Với những giá trị lịch sử, văn hóa trên, việc phục dựng lại lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, xã Mường Chiềng là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Đảng bộ, chính quyền của nhân dân xã Mường Chiềng nói riêng và của cộng đồng dân tộc Tày nói chung.

 

 

 

Các bạn trẻ tham gia luyện viết chữ Tày.

 

 

 

Trò chơi dân gian luôn thu hút các được các bạn trẻ tham gia.

 

 

 

Thi đan sọt đừng đồ cưới của dân tộc Tày.

 

 

 

Hàng nghìn người dân đến xem buổi phục dựng lại lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày.

 

 

 

Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại lễ hội.

 

 

                                                                                      Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Á khôi bị tước danh hiệu có khả năng bị cấm biểu diễn tại Việt Nam

Liên quan đến việc Nguyễn Thị Thành dù đã bị tước danh hiệu Á khôi 1 cuộc thi “Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2017” nhưng vẫn tự ý sang Ai Cập dự thi “Mis Eco International”, lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định đó là việc làm trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.

Lan tỏa sâu rộng phong trào văn nghệ, thể thao

(HBĐT) - Văn hóa, văn nghệ, TD-TT là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Trong những năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT của NCT phường Thái Bình (TP Hòa Bình) phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, tập hợp đông đảo NCT tham gia, là sân chơi bổ ích, phù hợp với NCT.

Xã Piềng Vế thiếu trầm trọng nhà văn hóa xóm, bản

(HBĐT) - Xã Piềng Vế (Mai Châu) có 5 xóm thì 4 xóm có nhà văn hóa là nhà sàn cũ nát, xuống cấp, 1 xóm nhà văn hóa đang xây dang dở. Việc họp xóm phải nhờ ở nhà dân. Nằm ngay trung tâm xã, trước cửa UBND xã là nhà văn hóa xóm Vế được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016, đến cuối tháng 1/2017 hoàn thành phần thô. Tuy nhiên, hơn 2 tháng nay, vì một số lý do, nhà văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, hệ thống cửa chưa có, tường chưa sơn.

Lộ diện cô con dâu quá quắt trong “Sống chung với mẹ chồng“

Mặc dù thừa nhận vai diễn mang lại nhiều hứng thú, nhưng Thu Quỳnh cho hay chính cô cũng ghét cay ghét đắng nhân vật của mình trong "Sống chung với mẹ chồng".

Tiền Giang thu hồi công văn cấm lưu hành 354 bài hát

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang đã ký công văn thu hồi hai công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7-2-2017 về việc lưu hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung tại các cơ sở kinh danh karaoke (kể cả danh mục các bài hát kèm theo) và công văn số 288/SVHTTDL-TTr ngày 16-3-2017 về việc nói lại rõ thêm công văn số 120/SVHTTDL- TTr ngày 7-2-2017.

Yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang thu hồi văn bản dừng lưu hành bài hát “Màu hoa đỏ”

Ngày 25-3, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có công văn yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang thu hồi, xử lý văn bản dừng lưu hành một số bài hát trong đó có “Màu hoa đỏ” của cố nhạc sĩ Thuận Yến trước 16 giờ ngày 27-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục