(HBĐT) - Xã Piềng Vế (Mai Châu) có 5 xóm thì 4 xóm có nhà văn hóa là nhà sàn cũ nát, xuống cấp, 1 xóm nhà văn hóa đang xây dang dở. Việc họp xóm phải nhờ ở nhà dân. Nằm ngay trung tâm xã, trước cửa UBND xã là nhà văn hóa xóm Vế được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016, đến cuối tháng 1/2017 hoàn thành phần thô. Tuy nhiên, hơn 2 tháng nay, vì một số lý do, nhà văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, hệ thống cửa chưa có, tường chưa sơn.

Do thiếu kinh phí nên sau khi xây xong phần thô, từ tháng 1/2017 đến nay, nhà văn hóa xóm Vế, xã Piềng Vế (Mai Châu) chưa được hoàn thành.

 

Trao đổi với chúng tôi, anh Hà Văn Luận, Trưởng xóm Vế cho biết: Xóm Vế có 88 hộ với gần 380 khẩu. Năm 2005, xóm đã được Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng để làm nhà văn hóa là nhà sàn gỗ đơn giản. Tuy nhiên, đến năm 2011, nhà văn hóa này hỏng, xuống cấp nên xóm đã tháo dỡ. Từ đó đến nay, việc họp xóm phải nhờ nhà dân. Mỗi lần họp dân có đến gần trăm người, đó là chưa kể đến các hoạt động khác. Quá bí bách vì xóm không có nhà văn hóa nên cuối năm 2016, chúng tôi họp bàn và quyết định mỗi khẩu đóng 400.000 đồng để xây dựng nhà văn hóa . Tuy nhiên, do tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xóm chiếm gần 20% tổng số hộ nên tuy bà con đồng thuận nhưng việc đóng góp rất khó khăn. Vì thế, phương châm của xóm là có tiền đến đâu, làm đến đó. Trước mắt, nhà văn hóa đã xây xong phần thô, chúng tôi huy động bà con đóng góp thêm tiền để lắp cửa chứ để dang dở như thế này sẽ nhanh xuống cấp và hư hỏng.

 

Xóm Vế là xóm trung tâm của xã Piềng Vế, có điều kiện kinh tế khá hơn các xóm khác nên đóng góp xây thô được nhà văn hóa. 4 xóm còn lại là xóm Panh, Vanh, Vặn, Văng đều đang phải sử dụng nhà văn hóa là nhà sàn cũ, xuống cấp. ông Phạm Bá Tha, Trưởng xóm Vanh trăn trở: Xóm Vanh thuộc điện đặc biệt khó khăn của xã với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên 50%. Nhà văn hóa xóm được xây dựng từ lâu giờ đã hư hỏng, xuống cấp. Diện tích chật hẹp nên khi họp dân, bà con phải ngồi cả dưới gầm sàn hoặc ở ngoài sân gây nhiều khó khăn cho việc triển khai hoặc họp bàn, thống nhất. Hệ thống tăng âm, loa đài của nhà văn hóa đã cũ, hỏng nên mỗi lần họp phải đi mượn. Nếu xóm tổ chức bữa ăn đoàn kết đều phải nấu nhờ ở nhà dân, rất bất tiện. Người dân muốn có nhà văn hóa xóm nhưng nếu để tự bà con đóng góp xây dựng có lẽ là rất khó.

 

Xã Piềng Vế hiện có 5 xóm với 536 hộ, hơn 2.400 nhân khẩu, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 43%. Đồng chí Đinh Công Thưởng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thiếu nhà văn hóa, nhà văn hóa xuống cấp là một trong những trăn trở đối với lĩnh vực VH-XH của xã. Thực tế này gây khó khăn trong việc triển khai các chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; hoạt động của KDC, các hội, đoàn thể; các phong trào của địa phương. Năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa của xã mới đạt 54%. Từ sức dân không thể xây dựng được nhà văn hóa mới. Do đó, chúng tôi mong muốn Nhà nước có chính sách nhằm hỗ trợ những xã đặc biệt khó khăn xây dựng nhà văn hóa. Có nhà văn hóa, mọi hoạt động của KDC sẽ được tổ chức tốt hơn, đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt NTM thêm khởi sắc.

 

                                                                                   Dương Liễu

Các tin khác


Chuyện cái cổng làng

(HBĐT) - Mỗi lần có dịp đi qua các làng quê ở vùng châu thổ sông Hồng đồng bằng Bắc Bộ, tôi luôn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những kiến trúc cổ. Đó là những chùa, đình, đền, lăng miếu và những con đường làng quanh co. ấn tượng hơn cả là khi đi qua những cổng làng, dù mỗi nơi một vẻ nhưng tôi luôn cảm nhận cổng làng như một lời mời chào gần gũi, thân thiết để mọi người bước vào với đời sống làng quê.

Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

(HBĐT) - Cách quốc lộ 6 khoảng 2 km, tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, dự án Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam đang được xây dựng với diện tích hơn 15 ha. Dự kiến đến khi hoàn thành (năm 2020), công viên sẽ trở thành nơi lưu trữ những di sản tri thức quý báu của các nhà khoa học Việt Nam và là khu du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Dư vị “Mai Châu mùa hoa nở”!

(HBĐT) - “Mai Châu mùa hoa nở” là tên của chương trình nghệ thuật được công diễn tại lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập huyện, 60 năm tái lập huyện Mai Châu vào trung tuần tháng 1/2017. Thời lượng của chương trình được gói gọn trong khoảng 40 phút nhưng dư vị ngọt ngào từ lời ca, điệu múa còn đọng lại mãi với lòng người.

Sôi nổi phong trào văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Xuân, công chức văn hoá xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: Là địa phương có phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh của huyện, nhiều năm liền, đội văn nghệ quần chúng của xã luôn nằm trong tốp đầu tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn do huyện tổ chức và cũng là đơn vị thường xuyên được huyện lựa chọn để tham gia các hội thi, hội diễn của tỉnh tổ chức.

Tiềm năng văn hóa, du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Có khoảng 20 dân tộc sinh sống chung quanh và trên các đảo lòng hồ Hòa Bình. Dân tộc nào cũng có nếp sống, phong tục tập quán, đạo lý nhân văn và nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc của mình.

Mường Thàng ngân vang tiếng pôông pênh...

(HBĐT) - Pôông pêêng… pôông khùm…, về Cao Phong không chỉ có những đồi cam vàng óng mà khắp bản, khắp Mường còn ngân vang giai điệu của tiếng chiêng. Chiêng được trân trọng gìn giữ trong mỗi nếp nhà như những vật báu để rồi không thể thiếu trong những sự kiện của mỗi người, của làng, của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục